Pháo phản lực 6 nòng Nebelwerfer cỡ 15 cm được quân đội Đức quốc xã sử dụng từ năm 1941 tới hết chiến tranh. Khẩu pháo này được thiết kế từ cuối những năm 1930 và đã sản xuất được 5.283 đơn vị trước khi nước Đức thất thủ. Nguồn ảnh: Pinterest.Khác với Cachiusa-Bản giao hưởng của Stalin, pháo phản lực 6 nòng của Đức Quốc Xã có trọng lượng rất nhẹ, chỉ khoảng hơn 1 tấn (trọng lượng rỗng). Độ dài nòng vào khoảng 1,1 mét và có 6 nòng riêng biệt. Nguồn ảnh: Wehrmacht.Nebelwerfer sử dụng loại đạn phản lực với gia tốc đầu nòng đạt khoảng 145 mét/giây. Tầm bắn tối đa của khẩu pháo phản lực bắn loạt 6 nòng này đạt từ 1.900 tới 2.000 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.Giống với hầu hết các loại pháo phản lực nhiều nòng thời bấy giờ, độ chính xác của pháo phản lực Nebelwerfef là không cao, một loạt 6 viên đạn có thể rơi rải rác trong một khu vực rộng hàng nghìn mét vuông, không tạo được độ công phá tập trung. Nguồn ảnh: Wehrmacht.Tuy nhiên với trọng lượng rất nhẹ, chỉ vào khoảng 1 tấn, các lực lượng tấn công của Đức có thể mang theo hàng chục khẩu pháo bắn loạt loại này trong một đợt tấn công và khai hỏa một lúc nhiều khẩu, tạo ra độ phủ của đạn trên một khu vực rộng, ít nhất cũng khiến đối phương "khiếp vía". Nguồn ảnh: Razlib.Điểm đặc biệt của loại pháo này nằm ở chỗ đầu đạn của nó không nằm ở đầu mà nằm ở giữa quả rocket. Khi quả rocket đâm xuống đất, đầu đạn sẽ phát nổ ở trên mặt đất, tạo ra sức công phá lớn hơn thay vì cắm hẳn đầu đạn xuống đất rồi mới nổ như ở những loại đạn pháo phản lực thông thường khác, điều đó sẽ làm sức công phá bị giảm bớt. Nguồn ảnh: Military.Tổng cộng đã có tới 5,5 triệu quả đạn rocket cỡ 15 cm dành cho pháo phản lực bắn loạt Nebelwerfer từng được sản xuất trong suốt chiến tranh, giai đoạn đầu của cuộc chiến, đây là thứ vũ khí có sức công phá kinh hoàng nhất mà phía đồng minh phải hứng chịu. Nguồn ảnh: Giphy.Ở giai đoạn đầu chiến tranh, với năng lực hậu cần tốt, phía Đức đã sử dụng những trung đoàn Nebelwerfer với số lượng lên tới vài chục khẩu cùng với lượng lớn đạn pháo đi "rải thảm" trên khắp mọi chiến trường mà họ tham chiến, mang lại nỗi khiếp sợ cho lực lượng Đồng Minh. Nguồn ảnh: Deviant.Mục tiêu ngon ăn nhất của loại pháo phản lực phóng loạt này chính là những tuyến phòng thủ dày đặc thường thấy thời bấy giờ ở châu Âu, chỉ tốn khoảng vài tiếng đồng hồ "vùi dập" liên tục bằng loại pháo phản lực này là cả tuyến phòng thủ dày đặc của đối phương đã bị san phẳng. Nguồn ảnh: Chow.Ngoài phiên bản sử dụng cỡ đạn 15 cm, pháo phản lực bắn loạt nhiều nòng của Đức Quốc Xã còn có các phiên bản khác với cỡ nòng 10 cm hay thậm chí lên tới 28 hoặc 32 mm. Tuy nhiên điểm chung của loại pháo này đó là chúng đều có độ chính xác không cao, dẫn đến việc phải thiết kế nhiều nòng để lấy số lượng bù lấy độ chính xác thấp. Nguồn ảnh: Wiki.
Pháo phản lực 6 nòng Nebelwerfer cỡ 15 cm được quân đội Đức quốc xã sử dụng từ năm 1941 tới hết chiến tranh. Khẩu pháo này được thiết kế từ cuối những năm 1930 và đã sản xuất được 5.283 đơn vị trước khi nước Đức thất thủ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khác với Cachiusa-Bản giao hưởng của Stalin, pháo phản lực 6 nòng của Đức Quốc Xã có trọng lượng rất nhẹ, chỉ khoảng hơn 1 tấn (trọng lượng rỗng). Độ dài nòng vào khoảng 1,1 mét và có 6 nòng riêng biệt. Nguồn ảnh: Wehrmacht.
Nebelwerfer sử dụng loại đạn phản lực với gia tốc đầu nòng đạt khoảng 145 mét/giây. Tầm bắn tối đa của khẩu pháo phản lực bắn loạt 6 nòng này đạt từ 1.900 tới 2.000 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Giống với hầu hết các loại pháo phản lực nhiều nòng thời bấy giờ, độ chính xác của pháo phản lực Nebelwerfef là không cao, một loạt 6 viên đạn có thể rơi rải rác trong một khu vực rộng hàng nghìn mét vuông, không tạo được độ công phá tập trung. Nguồn ảnh: Wehrmacht.
Tuy nhiên với trọng lượng rất nhẹ, chỉ vào khoảng 1 tấn, các lực lượng tấn công của Đức có thể mang theo hàng chục khẩu pháo bắn loạt loại này trong một đợt tấn công và khai hỏa một lúc nhiều khẩu, tạo ra độ phủ của đạn trên một khu vực rộng, ít nhất cũng khiến đối phương "khiếp vía". Nguồn ảnh: Razlib.
Điểm đặc biệt của loại pháo này nằm ở chỗ đầu đạn của nó không nằm ở đầu mà nằm ở giữa quả rocket. Khi quả rocket đâm xuống đất, đầu đạn sẽ phát nổ ở trên mặt đất, tạo ra sức công phá lớn hơn thay vì cắm hẳn đầu đạn xuống đất rồi mới nổ như ở những loại đạn pháo phản lực thông thường khác, điều đó sẽ làm sức công phá bị giảm bớt. Nguồn ảnh: Military.
Tổng cộng đã có tới 5,5 triệu quả đạn rocket cỡ 15 cm dành cho pháo phản lực bắn loạt Nebelwerfer từng được sản xuất trong suốt chiến tranh, giai đoạn đầu của cuộc chiến, đây là thứ vũ khí có sức công phá kinh hoàng nhất mà phía đồng minh phải hứng chịu. Nguồn ảnh: Giphy.
Ở giai đoạn đầu chiến tranh, với năng lực hậu cần tốt, phía Đức đã sử dụng những trung đoàn Nebelwerfer với số lượng lên tới vài chục khẩu cùng với lượng lớn đạn pháo đi "rải thảm" trên khắp mọi chiến trường mà họ tham chiến, mang lại nỗi khiếp sợ cho lực lượng Đồng Minh. Nguồn ảnh: Deviant.
Mục tiêu ngon ăn nhất của loại pháo phản lực phóng loạt này chính là những tuyến phòng thủ dày đặc thường thấy thời bấy giờ ở châu Âu, chỉ tốn khoảng vài tiếng đồng hồ "vùi dập" liên tục bằng loại pháo phản lực này là cả tuyến phòng thủ dày đặc của đối phương đã bị san phẳng. Nguồn ảnh: Chow.
Ngoài phiên bản sử dụng cỡ đạn 15 cm, pháo phản lực bắn loạt nhiều nòng của Đức Quốc Xã còn có các phiên bản khác với cỡ nòng 10 cm hay thậm chí lên tới 28 hoặc 32 mm. Tuy nhiên điểm chung của loại pháo này đó là chúng đều có độ chính xác không cao, dẫn đến việc phải thiết kế nhiều nòng để lấy số lượng bù lấy độ chính xác thấp. Nguồn ảnh: Wiki.