Trong những ngày qua, bước tiến của Quân đội Nga trên chiến trường Ukraine đã tăng tốc đáng kể; Moscow tuyên bố đã chiếm được 7 thành phố, thị trấn của Ukraine chỉ trong một tuần. Chuỗi chiến thắng này đã thu hút sự chú ý rộng rãi, khiến mọi người không khỏi thắc mắc, làm thế nào mà Quân đội Nga lại có được chiến thắng áp đảo như vậy?Theo phân tích của giới chuyên gia, Quân đội Nga có thể đạt được tiến bộ nhanh chóng lần này chủ yếu nhờ áp dụng ít nhất hai hình thức chiến thuật mới. Hình thức chiến thuật đầu tiên đó là "chiến thuật tấn công bên sườn", đặc biệt nhằm vào các khu vực trống trải. Quân đội Nga đã huy động đủ phương tiện cơ động, đặc biệt là xe tăng, xe bọc thép và thậm chí là cả xe ô tô và xe máy địa hình, để tấn công Quân đội Ukraine theo nhiều hướng; mục đích là tìm ra điểm yếu trong tuyến phòng thủ của quân Ukraine. Khi phát hiện ra điểm yếu trong tuyến phòng thủ của quân Ukraine, Quân đội Nga nhanh chóng tập hợp lực lượng và tiến hành một cuộc tấn công tổng lực, với bom + pháo kích liên tục, sau đó bộ binh + xe tăng xung phong, cho đến khi chọc thủng thành công trận địa phòng ngự của quân Ukraine.Chiến thuật tấn công bên sườn này buộc Quân đội Ukraine phải phân tán lực lượng hạn chế của mình, thành thế phòng thủ 360 độ, khiến hiệu quả chiến đấu của họ bị tiêu hao rất nhiều.Hình thức chiến thuật thứ hai được sử dụng đặc biệt để đánh chiếm các thành phố đã được biến thành các pháo đài phòng thủ và được phía Ukraine gọi là chiến thuật "Ugledar". Nên nhớ Ugledar là vị trí mà quân Nga đánh suốt hai năm không được; nhưng sau khi thay đổi chiến thuật, quân Nga bằng một đòn đã hạ đo ván cứ điểm này. Khi tấn công một thành phố pháo đài, Quân đội Nga lần đầu tiên tung ra một loạt cuộc tấn công bằng hỏa lực, hoặc bằng các phân đội nhỏ, nhằm đẩy quân Ukraine đến một vị trí cụ thể trong thành phố, thường là các khu nhà cao tầng. Sau đó, lực lượng chủ lực của Quân đội Nga nhanh chóng rút lui và đưa các đơn vị pháo binh, không quân chiến thuật, tiến hành ném bom dữ dội những nơi này. Đồng thời, quân Nga lợi dụng việc co cụm của quân Ukraine để triển khai thế bao vây 3 mặt, cùng với đó là cắt đứt đường tiếp tế của quân Ukraine.Chiến thuật này của Quân đội Nga không chỉ làm suy yếu hiệu quả hiệu quả chiến đấu của Quân đội Ukraine, mà còn cải thiện đáng kể hiệu quả của Quân đội Nga trong việc chiếm đóng các thành phố. Ví dụ thành phố Selidove, quân Nga chỉ mất có 4 ngày để chiếm hoàn toàn.Điều đáng chú ý là mặc dù hai hình thức chiến thuật có phong cách rất khác nhau, nhưng cốt lõi cơ bản của chúng hoàn toàn giống nhau, tức là cả hai đều yêu cầu đầu tư quân số và hỏa lực gấp mấy lần đối thủ. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu lớn nhất của Quân đội Ukraine.Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Quân đội Ukraine đã phải đối mặt với vấn đề thiếu quân. Cũng do thiếu hỏa lực, nên Quân đội Ukraine thường phải dùng quân để trám vào chỗ thiếu hụt đó, do vậy họ lại càng thiệt hại quân nhiều hơn. Hiện công tác tuyển quân của Ukraine đã bị tê liệt từ lâu; vì vậy, trước chiến thuật mới của Nga, Quân đội Ukraine tỏ ra bất lực và khó đáp trả hiệu quả.Điều nghiêm trọng hơn nữa là Quân đội Ukraine hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn, đó là số lượng binh lính bỏ đào ngũ tăng đột biến. Theo thông tin từ nhiều phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây và truyền thông Ukraine, số lượng Quân đội Ukraine đào ngũ năm nay cao hơn bao giờ hết.Tờ Kiev Post của Ukraine cho biết, số người bị truy tố vì tội đào ngũ trong năm nay đã vượt quá ít nhất 30.000 người. Tờ The Times của Anh và tờ El Pais của Tây Ban Nha cũng đưa tin riêng về số lượng kẻ đào ngũ bị truy tố, cả hai đều cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề này.Sự xuất hiện của vấn đề đào ngũ càng khiến hoàn cảnh khó khăn của Quân đội Ukraine trở nên trầm trọng hơn. Do quân số không đủ, nên binh sĩ tiền tuyến không được luân chuyển, nghỉ ngơi, tinh thần xuống thấp dẫn đến thường xuyên đào ngũ.Số lượng đào ngũ ngày càng gia tăng khiến nhiều đơn vị thiếu quân số, số còn lại không được nghỉ ngơi luân chuyển, phải tiếp tục chiến đấu, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Vòng luẩn quẩn này không chỉ làm suy yếu hiệu quả chiến đấu của Quân đội Ukraine, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự tự tin của quân đội. Đối mặt với “chiến thuật hỏa lực” vô tận của Quân đội Nga và vô số khó khăn của chính Quân đội Ukraine, giấc mơ “quay đầu” của Ukraine dường như ngày càng xa tầm tay. Nếu NATO vẫn không sẵn lòng đích thân can thiệp, thì việc Quân đội Nga giành được chiến thắng cuối cùng có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. (Nguồn ảnh: Kyiv Independent, Ukrinform, TASS, CNN).
Trong những ngày qua, bước tiến của Quân đội Nga trên chiến trường Ukraine đã tăng tốc đáng kể; Moscow tuyên bố đã chiếm được 7 thành phố, thị trấn của Ukraine chỉ trong một tuần. Chuỗi chiến thắng này đã thu hút sự chú ý rộng rãi, khiến mọi người không khỏi thắc mắc, làm thế nào mà Quân đội Nga lại có được chiến thắng áp đảo như vậy?
Theo phân tích của giới chuyên gia, Quân đội Nga có thể đạt được tiến bộ nhanh chóng lần này chủ yếu nhờ áp dụng ít nhất hai hình thức chiến thuật mới. Hình thức chiến thuật đầu tiên đó là "chiến thuật tấn công bên sườn", đặc biệt nhằm vào các khu vực trống trải.
Quân đội Nga đã huy động đủ phương tiện cơ động, đặc biệt là xe tăng, xe bọc thép và thậm chí là cả xe ô tô và xe máy địa hình, để tấn công Quân đội Ukraine theo nhiều hướng; mục đích là tìm ra điểm yếu trong tuyến phòng thủ của quân Ukraine.
Khi phát hiện ra điểm yếu trong tuyến phòng thủ của quân Ukraine, Quân đội Nga nhanh chóng tập hợp lực lượng và tiến hành một cuộc tấn công tổng lực, với bom + pháo kích liên tục, sau đó bộ binh + xe tăng xung phong, cho đến khi chọc thủng thành công trận địa phòng ngự của quân Ukraine.
Chiến thuật tấn công bên sườn này buộc Quân đội Ukraine phải phân tán lực lượng hạn chế của mình, thành thế phòng thủ 360 độ, khiến hiệu quả chiến đấu của họ bị tiêu hao rất nhiều.
Hình thức chiến thuật thứ hai được sử dụng đặc biệt để đánh chiếm các thành phố đã được biến thành các pháo đài phòng thủ và được phía Ukraine gọi là chiến thuật "Ugledar". Nên nhớ Ugledar là vị trí mà quân Nga đánh suốt hai năm không được; nhưng sau khi thay đổi chiến thuật, quân Nga bằng một đòn đã hạ đo ván cứ điểm này.
Khi tấn công một thành phố pháo đài, Quân đội Nga lần đầu tiên tung ra một loạt cuộc tấn công bằng hỏa lực, hoặc bằng các phân đội nhỏ, nhằm đẩy quân Ukraine đến một vị trí cụ thể trong thành phố, thường là các khu nhà cao tầng.
Sau đó, lực lượng chủ lực của Quân đội Nga nhanh chóng rút lui và đưa các đơn vị pháo binh, không quân chiến thuật, tiến hành ném bom dữ dội những nơi này. Đồng thời, quân Nga lợi dụng việc co cụm của quân Ukraine để triển khai thế bao vây 3 mặt, cùng với đó là cắt đứt đường tiếp tế của quân Ukraine.
Chiến thuật này của Quân đội Nga không chỉ làm suy yếu hiệu quả hiệu quả chiến đấu của Quân đội Ukraine, mà còn cải thiện đáng kể hiệu quả của Quân đội Nga trong việc chiếm đóng các thành phố. Ví dụ thành phố Selidove, quân Nga chỉ mất có 4 ngày để chiếm hoàn toàn.
Điều đáng chú ý là mặc dù hai hình thức chiến thuật có phong cách rất khác nhau, nhưng cốt lõi cơ bản của chúng hoàn toàn giống nhau, tức là cả hai đều yêu cầu đầu tư quân số và hỏa lực gấp mấy lần đối thủ. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu lớn nhất của Quân đội Ukraine.
Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Quân đội Ukraine đã phải đối mặt với vấn đề thiếu quân. Cũng do thiếu hỏa lực, nên Quân đội Ukraine thường phải dùng quân để trám vào chỗ thiếu hụt đó, do vậy họ lại càng thiệt hại quân nhiều hơn. Hiện công tác tuyển quân của Ukraine đã bị tê liệt từ lâu; vì vậy, trước chiến thuật mới của Nga, Quân đội Ukraine tỏ ra bất lực và khó đáp trả hiệu quả.
Điều nghiêm trọng hơn nữa là Quân đội Ukraine hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn, đó là số lượng binh lính bỏ đào ngũ tăng đột biến. Theo thông tin từ nhiều phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây và truyền thông Ukraine, số lượng Quân đội Ukraine đào ngũ năm nay cao hơn bao giờ hết.
Tờ Kiev Post của Ukraine cho biết, số người bị truy tố vì tội đào ngũ trong năm nay đã vượt quá ít nhất 30.000 người. Tờ The Times của Anh và tờ El Pais của Tây Ban Nha cũng đưa tin riêng về số lượng kẻ đào ngũ bị truy tố, cả hai đều cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề này.
Sự xuất hiện của vấn đề đào ngũ càng khiến hoàn cảnh khó khăn của Quân đội Ukraine trở nên trầm trọng hơn. Do quân số không đủ, nên binh sĩ tiền tuyến không được luân chuyển, nghỉ ngơi, tinh thần xuống thấp dẫn đến thường xuyên đào ngũ.
Số lượng đào ngũ ngày càng gia tăng khiến nhiều đơn vị thiếu quân số, số còn lại không được nghỉ ngơi luân chuyển, phải tiếp tục chiến đấu, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Vòng luẩn quẩn này không chỉ làm suy yếu hiệu quả chiến đấu của Quân đội Ukraine, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự tự tin của quân đội.
Đối mặt với “chiến thuật hỏa lực” vô tận của Quân đội Nga và vô số khó khăn của chính Quân đội Ukraine, giấc mơ “quay đầu” của Ukraine dường như ngày càng xa tầm tay. Nếu NATO vẫn không sẵn lòng đích thân can thiệp, thì việc Quân đội Nga giành được chiến thắng cuối cùng có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. (Nguồn ảnh: Kyiv Independent, Ukrinform, TASS, CNN).