Mới đây các nhà ngoại giao Mỹ đã tiết lộ rằng không quân Israel (IAF) sẽ đẩy mạnh hoạt động đánh phá các mục tiêu trong lãnh thổ Syria nhằm ép lực lượng vũ trang Iran phải sớm rút về nước.Tình hình trên đặt ra vấn đề nghiêm trọng cho quân đội Syria, đặc biệt khi lưới lửa phòng không bảo vệ bầu trời của họ tỏ ra quá dễ xuyên thủng đối với không quân Israel.Trước tình hình này, có nhận định cho rằng không quân Syria (SyAAF) sẽ phải gia tăng cường độ hoạt động nhằm "chia lửa" cho phòng không thì mới mong tạo ra thay đổi có tính bước ngoặt.Mặc dù vậy đây là điều không hề dễ dàng đối với SyAAF, bởi số lượng chiến đấu cơ còn hoạt động được của họ là rất ít, hơn nữa tính năng của chúng cũng rất hạn chế khi đặt cạnh tiêm kích hiện đại của Israel.Điều này đã được chứng minh phần nào trong một phóng sự của truyền hình Syria, khi các tiêm kích hiện đại nhất của nước này là MiG-29 đã xuất hiện trong tình trạng rất tồi tệ.Để có thể đối phó hiệu quả với IAF thì SyAAF rất cần được gấp rút bổ sung phương tiện tác chiến, nhưng có vẻ như Nga sẽ không đáp ứng yêu cầu của Damascus vì Moskva còn có những toan tính riêng.Trong tình cảnh này, quân đội Syria chỉ còn một sự mong đợi duy nhất đó là giúp đỡ từ phía Iran, khi hai bên cùng có lợi ích sát sườn trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel.Không phải chờ đợi lâu, truyền thông khu vực Trung Đông mới đây cho biết, đã có 6 máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 vừa cất cánh từ Iran để tới Syria.Theo nhận định của các nhà quan sát, khả năng cao nhất là không quân Iran đã quyết định "chia lửa" với người anh em Syria bằng cách "sang tên" cho họ một vài tiêm kích MiG-29 của mình.Cũng có thể số tiêm kích MiG-29 trên do phi công Iran trực tiếp điều khiển để chiến đấu bên cạnh không quân Syria chứ chẳng phải là hàng viện trợ quân sự.Nhưng nhận định khác lại cho rằng đó có thể là những chiếc MiG-29 hỏng hóc của Syria được mang sang Iran để sửa chữa và kèm theo nâng cấp, chúng quay về trực chiến sau khi đã hoàn thành quá trình nói trên.Ý kiến trên xuất phát từ thực tế là một cuộc không kích diễn ra gần đây đã nhắm trúng một sân bay quân sự của Syria mà tại đó có tiêm kích MiG-29 và gây ra một số thiệt hại, buộc Damascus phải mang sang Iran để sửa chữa.Mặc dù còn một vài đồn đoán xung quanh nguồn gốc cũng như tính năng kỹ chiến thuật của các máy bay chiến đấu MiG-29 trên, nhưng không thể phủ nhận rằng sức mạnh SyAAF sẽ gia tăng đáng kể.Với 6 tiêm kích MiG-29 ở trong tình trạng kỹ thuật tốt hơn so với những chiếc còn lại, không quân Syria có thể chủ động hơn trong việc đối phó các cuộc không kích từ Israel.Tình hình chiến sự tại Syria trong thời gian tới chắc chắn sẽ có thêm nhiều diễn biến rất đáng quan tâm.
Mới đây các nhà ngoại giao Mỹ đã tiết lộ rằng không quân Israel (IAF) sẽ đẩy mạnh hoạt động đánh phá các mục tiêu trong lãnh thổ Syria nhằm ép lực lượng vũ trang Iran phải sớm rút về nước.
Tình hình trên đặt ra vấn đề nghiêm trọng cho quân đội Syria, đặc biệt khi lưới lửa phòng không bảo vệ bầu trời của họ tỏ ra quá dễ xuyên thủng đối với không quân Israel.
Trước tình hình này, có nhận định cho rằng không quân Syria (SyAAF) sẽ phải gia tăng cường độ hoạt động nhằm "chia lửa" cho phòng không thì mới mong tạo ra thay đổi có tính bước ngoặt.
Mặc dù vậy đây là điều không hề dễ dàng đối với SyAAF, bởi số lượng chiến đấu cơ còn hoạt động được của họ là rất ít, hơn nữa tính năng của chúng cũng rất hạn chế khi đặt cạnh tiêm kích hiện đại của Israel.
Điều này đã được chứng minh phần nào trong một phóng sự của truyền hình Syria, khi các tiêm kích hiện đại nhất của nước này là MiG-29 đã xuất hiện trong tình trạng rất tồi tệ.
Để có thể đối phó hiệu quả với IAF thì SyAAF rất cần được gấp rút bổ sung phương tiện tác chiến, nhưng có vẻ như Nga sẽ không đáp ứng yêu cầu của Damascus vì Moskva còn có những toan tính riêng.
Trong tình cảnh này, quân đội Syria chỉ còn một sự mong đợi duy nhất đó là giúp đỡ từ phía Iran, khi hai bên cùng có lợi ích sát sườn trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel.
Không phải chờ đợi lâu, truyền thông khu vực Trung Đông mới đây cho biết, đã có 6 máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 vừa cất cánh từ Iran để tới Syria.
Theo nhận định của các nhà quan sát, khả năng cao nhất là không quân Iran đã quyết định "chia lửa" với người anh em Syria bằng cách "sang tên" cho họ một vài tiêm kích MiG-29 của mình.
Cũng có thể số tiêm kích MiG-29 trên do phi công Iran trực tiếp điều khiển để chiến đấu bên cạnh không quân Syria chứ chẳng phải là hàng viện trợ quân sự.
Nhưng nhận định khác lại cho rằng đó có thể là những chiếc MiG-29 hỏng hóc của Syria được mang sang Iran để sửa chữa và kèm theo nâng cấp, chúng quay về trực chiến sau khi đã hoàn thành quá trình nói trên.
Ý kiến trên xuất phát từ thực tế là một cuộc không kích diễn ra gần đây đã nhắm trúng một sân bay quân sự của Syria mà tại đó có tiêm kích MiG-29 và gây ra một số thiệt hại, buộc Damascus phải mang sang Iran để sửa chữa.
Mặc dù còn một vài đồn đoán xung quanh nguồn gốc cũng như tính năng kỹ chiến thuật của các máy bay chiến đấu MiG-29 trên, nhưng không thể phủ nhận rằng sức mạnh SyAAF sẽ gia tăng đáng kể.
Với 6 tiêm kích MiG-29 ở trong tình trạng kỹ thuật tốt hơn so với những chiếc còn lại, không quân Syria có thể chủ động hơn trong việc đối phó các cuộc không kích từ Israel.
Tình hình chiến sự tại Syria trong thời gian tới chắc chắn sẽ có thêm nhiều diễn biến rất đáng quan tâm.