Theo tờ RIR, lần đầu tiên trong lịch sử hàng không Nga một cục thiết kế máy bay tư nhân đã tạo ra được cho mình một thiết kế máy bay có thể cạnh tranh được với những dòng máy bay thuộc các cục thiết kế hàng không nhà nước. Đó chính là máy bay huấn luyện cánh ngược SR-10 đã thực hiện cuộc bay thử đầu tiên năm 2015.Dù không được hỗ trợ từ phía chính phủ Nga nhưng Văn phòng thiết kế KB SAT đơn vị phát triển SR-10 vẫn có thể cho ra mắt được nguyên mẫu đầu tiên của mẫu máy bay này vào cuối năm ngoái, và thậm chí là nó có thể được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2017. Đáng lưu ý, KB SAT còn tuyên bố đang phát triển phiên bản UAV của SR-10.KB SAT tham vọng đưa SR-10 cạnh tranh trực tiếp với dòng máy bay huấn luyện Yak-152 và Yak-130 mà KQ Nga đã chọn lựa. "Lực lượng Không quân Nga đang cần một máy bay huấn luyện phản lực đơn giản hơn và không có chi phí tốn kém để thay thế phi đội L-39. Do đó dự án SR-10 thu hút sự chú ý đặc biệt từ Bộ Quốc phòng Nga”, Maxim Mironov – Giám đốc cục thiết kế công nghệ hàng không tiên tiến cho biết trong một cuộc phỏng vấn với AviaPort.Được biết, máy bay cánh ngược SR-10 được cục thiết kế KB SAT phát triển tại một văn phòng ở Moscow trong khi đó nguyên mẫu của nó lại được sản xuất tại một nhà máy chế tạo máy bay ở Makhachkala thuộc vùng Bắc Caucasus. SR-10 được trang bị một động cơ phản lực cùng với đó thiết kế cánh ngược đặc trưng cho phép nó tăng khả năng cơ động trên không.Thiết kế khí động học mang tính đột phá của SR-10 dù không mới nhưng cũng mở ra một hướng đi mới cho ngành công nghiệp hàng không Nga, quá trình bay thử nghiệm của SR-10 là minh chứng rõ nhất cho điều này mặc dù để điều khiển một mẫu máy bay cánh ngược không phải là điều dễ dàng. Hơn thế nữa SR-10 có thể thực hiện các động tác bay phức tạp tương tự các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như Su-27, Su-35 hay MiG-29.Viktor Galenko một cựu phi công và cũng là người đứng đầu trang công nghệ hàng không Aviator.guru cho hay, SR-10 là một bước đột phá thật sự đối với ngành công nghiệp hàng không tư nhân Nga và việc tạo ra một dòng máy bay phản lực thế hệ mới không phải là điều dễ dàng đối với bất cứ quốc gia nào.Hiện tại, máy bay huấn luyện SR-10 đang được thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứu hàng không Gromov ở Moscow, với kế hoạch đưa vào sản xuất thử nghiệm 16 chiếc đầu tiên trong thời gian tới và tiến hành sản xuất hàng loạt trong năm 2017.KB SAT hy vọng Quân đội Nga sẽ dành sự quan tâm tương xứng đối với SR-10 và lực lượng không quân nước này có thể lần đầu tiên trong lịch sử của mình sử dụng một mẫu máy bay do một công ty tư nhân chế tạo mà không có sự hỗ trợ từ chính phủ. Bộ Quốc phòng Nga đang chờ kết quả thử nghiệm từ SR-10 và nếu thành công Moscow sẵn sàng mua trước 4 chiếc để đưa vào trang bị thử nghiệm, trong khi đó KB SAT kỳ vọng có thể đưa vào hoạt động khoảng 100 chiếc SR-10 trong từ nay cho đến năm 2020.Bên cạnh đó, máy bay huấn luyện SR-10 cũng đã thu hút được sự quan tâm từ phía quân đội một số nước vốn đang sử dụng mẫu máy bay L-39 tương tự như của Không quân Nga (Việt Nam hiện cũng dùng L-39C huấn luyện phi công). Tiềm năng xuất khẩu của dòng máy bay huấn luyện phản lực này sẽ là rất lớn ước tính khoảng 200 chiếc.
Theo tờ RIR, lần đầu tiên trong lịch sử hàng không Nga một cục thiết kế máy bay tư nhân đã tạo ra được cho mình một thiết kế máy bay có thể cạnh tranh được với những dòng máy bay thuộc các cục thiết kế hàng không nhà nước. Đó chính là máy bay huấn luyện cánh ngược SR-10 đã thực hiện cuộc bay thử đầu tiên năm 2015.
Dù không được hỗ trợ từ phía chính phủ Nga nhưng Văn phòng thiết kế KB SAT đơn vị phát triển SR-10 vẫn có thể cho ra mắt được nguyên mẫu đầu tiên của mẫu máy bay này vào cuối năm ngoái, và thậm chí là nó có thể được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2017. Đáng lưu ý, KB SAT còn tuyên bố đang phát triển phiên bản UAV của SR-10.
KB SAT tham vọng đưa SR-10 cạnh tranh trực tiếp với dòng máy bay huấn luyện Yak-152 và Yak-130 mà KQ Nga đã chọn lựa. "Lực lượng Không quân Nga đang cần một máy bay huấn luyện phản lực đơn giản hơn và không có chi phí tốn kém để thay thế phi đội L-39. Do đó dự án SR-10 thu hút sự chú ý đặc biệt từ Bộ Quốc phòng Nga”, Maxim Mironov – Giám đốc cục thiết kế công nghệ hàng không tiên tiến cho biết trong một cuộc phỏng vấn với AviaPort.
Được biết, máy bay cánh ngược SR-10 được cục thiết kế KB SAT phát triển tại một văn phòng ở Moscow trong khi đó nguyên mẫu của nó lại được sản xuất tại một nhà máy chế tạo máy bay ở Makhachkala thuộc vùng Bắc Caucasus. SR-10 được trang bị một động cơ phản lực cùng với đó thiết kế cánh ngược đặc trưng cho phép nó tăng khả năng cơ động trên không.
Thiết kế khí động học mang tính đột phá của SR-10 dù không mới nhưng cũng mở ra một hướng đi mới cho ngành công nghiệp hàng không Nga, quá trình bay thử nghiệm của SR-10 là minh chứng rõ nhất cho điều này mặc dù để điều khiển một mẫu máy bay cánh ngược không phải là điều dễ dàng. Hơn thế nữa SR-10 có thể thực hiện các động tác bay phức tạp tương tự các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như Su-27, Su-35 hay MiG-29.
Viktor Galenko một cựu phi công và cũng là người đứng đầu trang công nghệ hàng không Aviator.guru cho hay, SR-10 là một bước đột phá thật sự đối với ngành công nghiệp hàng không tư nhân Nga và việc tạo ra một dòng máy bay phản lực thế hệ mới không phải là điều dễ dàng đối với bất cứ quốc gia nào.
Hiện tại, máy bay huấn luyện SR-10 đang được thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứu hàng không Gromov ở Moscow, với kế hoạch đưa vào sản xuất thử nghiệm 16 chiếc đầu tiên trong thời gian tới và tiến hành sản xuất hàng loạt trong năm 2017.
KB SAT hy vọng Quân đội Nga sẽ dành sự quan tâm tương xứng đối với SR-10 và lực lượng không quân nước này có thể lần đầu tiên trong lịch sử của mình sử dụng một mẫu máy bay do một công ty tư nhân chế tạo mà không có sự hỗ trợ từ chính phủ. Bộ Quốc phòng Nga đang chờ kết quả thử nghiệm từ SR-10 và nếu thành công Moscow sẵn sàng mua trước 4 chiếc để đưa vào trang bị thử nghiệm, trong khi đó KB SAT kỳ vọng có thể đưa vào hoạt động khoảng 100 chiếc SR-10 trong từ nay cho đến năm 2020.
Bên cạnh đó, máy bay huấn luyện SR-10 cũng đã thu hút được sự quan tâm từ phía quân đội một số nước vốn đang sử dụng mẫu máy bay L-39 tương tự như của Không quân Nga (Việt Nam hiện cũng dùng L-39C huấn luyện phi công). Tiềm năng xuất khẩu của dòng máy bay huấn luyện phản lực này sẽ là rất lớn ước tính khoảng 200 chiếc.