Kênh Quốc phòng Việt Nam gần đây đã làm một phóng sự ngắn về hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị pháo binh – phòng không – tăng thiết giáp thuộc Lữ đoàn 950 (Quân khu 9) đang làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Phú Quốc. Trong ảnh là các chiến sĩ lái tăng K63-85 thuộc Đại đội 31, Tiểu đoàn tăng 557, Lữ đoàn 950.Ngay sau khi có hiệu lệnh báo động, các thành viên kíp xe tăng khẩn trương cơ động ra xe làm công tác chuẩn bị. Ảnh: Nạp đạn viên đang thực hiện thao tác lắp đạn cho khẩu đại liên 12,7mm.Khẩu 12,7mm được lắp trên nóc tháp pháo xe tăng lội nước K63-85 thuộc biên chế Đại đội 31, Tiểu đoàn 557 làm nhiệm vụ phòng thủ đảo Phú Quốc.Sau khi hoàn tất công tác kiểm tra, chuẩn bị, lái xe từ từ đưa từng cỗ tăng K63-85 rời nhà kho tiến ra vị trí chiến đấu.K63-85 là định danh của Việt Nam dành cho xe tăng Type 63 (Type = Kiểu) được Trung Quốc viện trợ trong giai đoạn 1970-1971. Nó do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu nhũng năm 1960, nhưng có một số cải tiến.Có thể nhận ra dễ dàng rằng xe tăng K63-85 dùng kiểu tháp pháo hình quả trứng, dùng pháo chính 85mm lớn hơn loại của PT-76 (dùng nòng 76,2mm).Xe tăng bơi K63-85 nặng 19,83 tấn, dài 8,44m, rộng 3,2m, cao 3,1m (với đại liên phòng không), thân bọc thép thường với độ dày từ 10-14mm - cho phép chống được đạn súng máy, mảnh bom, pháo. Kíp lái có 4 người thay vì chỉ 3 như của PT-76.Thân xe kín nước, kiểu dáng như một chiếc thuyền, nhờ đó K63-85 có khả năng bơi không kém PT-76, tốc độ đến 12km/h.Trong ảnh, K63-85 thử nghiệm khả năng kín nước, khả năng bơi trong hồ huấn luyện tại doanh trại tiểu đoàn ở Phú Quốc.Đuôi xe được lắp hai động cơ đẩy water jet không dùng chân vịt.Trong khi PT-76 trang bị pháo 76,2mm thì K63-85 sử dụng pháo chính rãnh xoắn K62-85TC cỡ 85mm có uy lực mạnh hơn. Với đạn chống tăng HEAT, pháo 85mm của K63-85 có thể xuyên giáp dày 495mm ở cự ly bắn 1.000m, trong khi với đạn APFSDS-T thì độ xuyên là 360mm ở cự ly 1.000m. Pháo có tầm bắn lớn nhất là 12,2km, tốc độ bắn 8 viên/phút.
Kênh Quốc phòng Việt Nam gần đây đã làm một phóng sự ngắn về hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị pháo binh – phòng không – tăng thiết giáp thuộc Lữ đoàn 950 (Quân khu 9) đang làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Phú Quốc. Trong ảnh là các chiến sĩ lái tăng K63-85 thuộc Đại đội 31, Tiểu đoàn tăng 557, Lữ đoàn 950.
Ngay sau khi có hiệu lệnh báo động, các thành viên kíp xe tăng khẩn trương cơ động ra xe làm công tác chuẩn bị. Ảnh: Nạp đạn viên đang thực hiện thao tác lắp đạn cho khẩu đại liên 12,7mm.
Khẩu 12,7mm được lắp trên nóc tháp pháo xe tăng lội nước K63-85 thuộc biên chế Đại đội 31, Tiểu đoàn 557 làm nhiệm vụ phòng thủ đảo Phú Quốc.
Sau khi hoàn tất công tác kiểm tra, chuẩn bị, lái xe từ từ đưa từng cỗ tăng K63-85 rời nhà kho tiến ra vị trí chiến đấu.
K63-85 là định danh của Việt Nam dành cho xe tăng Type 63 (Type = Kiểu) được Trung Quốc viện trợ trong giai đoạn 1970-1971. Nó do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu nhũng năm 1960, nhưng có một số cải tiến.
Có thể nhận ra dễ dàng rằng xe tăng K63-85 dùng kiểu tháp pháo hình quả trứng, dùng pháo chính 85mm lớn hơn loại của PT-76 (dùng nòng 76,2mm).
Xe tăng bơi K63-85 nặng 19,83 tấn, dài 8,44m, rộng 3,2m, cao 3,1m (với đại liên phòng không), thân bọc thép thường với độ dày từ 10-14mm - cho phép chống được đạn súng máy, mảnh bom, pháo. Kíp lái có 4 người thay vì chỉ 3 như của PT-76.
Thân xe kín nước, kiểu dáng như một chiếc thuyền, nhờ đó K63-85 có khả năng bơi không kém PT-76, tốc độ đến 12km/h.
Trong ảnh, K63-85 thử nghiệm khả năng kín nước, khả năng bơi trong hồ huấn luyện tại doanh trại tiểu đoàn ở Phú Quốc.
Đuôi xe được lắp hai động cơ đẩy water jet không dùng chân vịt.
Trong khi PT-76 trang bị pháo 76,2mm thì K63-85 sử dụng pháo chính rãnh xoắn K62-85TC cỡ 85mm có uy lực mạnh hơn. Với đạn chống tăng HEAT, pháo 85mm của K63-85 có thể xuyên giáp dày 495mm ở cự ly bắn 1.000m, trong khi với đạn APFSDS-T thì độ xuyên là 360mm ở cự ly 1.000m. Pháo có tầm bắn lớn nhất là 12,2km, tốc độ bắn 8 viên/phút.