Theo các chuyên gia, tướng lĩnh cao cấp, Quân đội Mỹ đang chủ yếu dựa vào các vệ tinh và các hệ thống thông tin liên lạc, và các quốc gia như Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm phương án để phá hoại các hệ thống này.
"Tác chiến tương lai phụ thuộc rất nhiều vào môi trường không gian và không gian mạng", Tướng William L. Shelton, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không gian và Không quân, Quân đội Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tác chiến không gian và tác chiến không gian mạng trong quân sự đang có những bước phát triển mạnh, thử thách tiếp theo phải đảm bảo liên kết thông tin giữa các binh sĩ, các tổ chiến đấu, đồng thời phải đảm bảo những kết nối đó.
Shelton nói rằng, Mỹ đang đối mặt với 4 mối đe dọa chính: gây nhiễu; lade; các cuộc tấn công trên các bãi phóng tên lửa trên bộ, và những vụ nổ hạt nhân trong không gian.
Ông cho rằng, Quân đội Mỹ cần nghiêm túc nhìn nhận những mối đe dọa này. "Chúng tôi không thể tiếp tục những chiến thuật cũ được. Điều đó sẽ làm mất ưu thế trên không", ông nói. Bốn mối đe dọa chính ông đề cập đến cũng là 4 phương thức chiến đấu mà chính quyền Trung Quốc đang phát triển.
|
Ảnh minh họa.
|
Những tài liệu được rò rỉ từ WikiLeaks cho thấy, sự căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về vũ khí phục vụ chiến tranh không gian.
Ngày 11/1/2007, Trung Quốc đã phá hủy thành công một trong những vệ tinh của mình bằng cách sử dụng vũ khí chống vệ tinh (ASAT). Tài liệu trang mạng WikiLeaks cho biết, các thử nghiệm đã được thực hiện mà không cần đưa ra lời cảnh báo và Trung Quốc đã "không có câu trả lời hợp lý" đối với bất kỳ quốc gia nào.
Thử nghiệm này cũng tung ra quĩ đạo khoảng 2.500 mảnh vụn nguy hiểm. Các tài liệu WikiLeaks nói rằng: "Mỹ có quyền, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, để bảo vệ và bảo vệ hệ thống không gian của mình với một loạt các tùy chọn, từ ngoại giao đến quân sự”.
Nhiều thông tin đã khẳng định mối lo ngại rằng, Trung Quốc đang phát triển các hệ thống vũ khí tác chiến không gian, trái với những tuyên bố khác của họ. Mỹ đã phải dừng nhiều dự án hợp tác vũ trụ với Trung Quốc. "Một trong những lí do chính cho việc này là sự thiếu minh bạch của Trung Quốc liên quan đến hàng loạt các hoạt động không gian của họ."
Mỹ đã buộc phải theo dõi và tránh các mảnh vỡ của vệ tinh và thiết bị không gian khác. Tháng 5 năm nay, các mảnh vỡ từ thử nghiệm năm 2007 của Trung Quốc tấn công và phá hủy một vệ tinh của Nga.
|
Ảnh minh họa.
|
Một tài liệu cho biết, ngày 11/1/2010, tên lửa đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc được phóng gần như cùng một lúc từ căn cứ không gian Shuangchengzi và Trung tâm tên lửa.
Tên lửa được bắn đi trong cuộc phóng này cùng loại với tên lửa đã được Trung Quốc được sử dụng trong thử nghiệm chống vệ tinh năm 2007, và "thử nghiệm này được đánh giá là đã đẩy mạnh cả khả năng tác chiến chống vệ tinh của Trung Quốc và tác chiến phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD)."
Theo các quan chức Mỹ, trong khi Trung Quốc cố gắng gây ra nhiều tiếng vang trong việc phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và lực lượng hải quân của mình, họ lại im lặng và che giấu tham vọng tác chiến không gian của mình.
Theo trang mạng Alert5, trong tháng 5, khi Trung Quốc đưa ra loại tên lửa chống vệ tinh mới Dong Ning-2, họ đã cố gắng nói với công chúng rằng đây là một thử nghiệm tên lửa của Học viện Khoa học Trung Quốc.
“Phát triển các loại vũ khí phục vụ tác chiến không gian và tác chiến mạng của Trung Quốc là một phần của chiến lược chống tiếp cận của họ”, chuyên gia Roger Cliff của Tập đoàn RAND chỉ ra.
Cliff cho biết, chiến lược này nhằm mục đích vô hiệu hóa đội quân công nghệ cao bằng cách tấn công các hệ thống quan trọng nhất phục vụ công nghệ này.
"Khái niệm này được dựa trên ý tưởng rằng, thay vì cố gắng để tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của một kẻ thù, Quân đội Trung Quốc nên cố gắng làm tê liệt kẻ thù bằng cách tấn công các điểm quan trọng trong hệ thống tác chiến”, ông này nói.
Trong năm 2012, khi đánh giá những mối đe dọa hàng năm, Trung tướng Ronald L. Burgess, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) đã cảnh báo về việc Trung Quốc ngày càng tập trung nghiên cứu tác chiến không gian.
Burgess cho biết, các chương trình không gian của Trung Quốc có khả năng gây tổn hại cho hệ thống không gian của các quốc gia khác và tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc.
"Bắc Kinh hiếm khi thừa nhận các ứng dụng quân sự trực tiếp của các chương trình không gian, và nói rằng hầu như tất cả đều được phóng lên phục vụ mục đích hòa bình như khoa học hoặc dân sự”, ông nói.
Ông cho biết, ngoài các tên lửa chống vệ tinh, Trung Quốc cũng được cho là đang "phát triển thiết bị gây nhiễu và vũ khí chùm năng lượng cho nhiệm vụ chống vệ tinh."
“Mặc dù Trung Quốc tuyên bố ngân sách quân sự của họ chỉ khoảng 93 tỉ USD, Mỹ tin rằng con số đó lên đến 183 tỉ USD”, Burgess nói.