Báo chí phương Tây và Nga vẫn đang tiếp tục dẫn lại nguồn tin của mạng Sina cho rằng Việt Nam có kế hoạch mua 28 xe tăng T-90MS hiện đại của Nga và tương lai có thể tùy chọn mua thêm 200 chiếc nữa.Tờ Armyrecognition dẫn nguồn báo cáo quân sự năm 2016 của Viện Nghiên cứu chiến lược IISS cho rằng, Việt Nam hiện có 1.200 xe tăng chủ lực (gồm 70 T-62, 350 Type 59 và 850 T-54/55 cùng khoảng 45 chiếc T-34/85). Hầu như các xe tăng chủ lực của Việt Nam đều đã lạc hậu và cần thiết phải được hiện đại hóa hoặc trang bị thêm các xe tăng chủ lực hiện đại như T-90 của Nga.Nếu thông tin Việt Nam mua xe tăng T-90MS là chính xác thì đây là lựa chọn cực kỳ đúng đắn của chúng ta. Bởi tuy có giá đắt hơn một chút so với phiên bản T-90A Vladimir mà Quân đội Nga và Syria đang sử dụng (4,25 triệu USD so với 4,5 triệu USD/chiếc T-90MS), hay loại T-90S (phiên bản xuất khẩu đầu tiên của T-90), nhưng nó sở hữu hệ thống giáp bảo vệ, hệ thống điện tử, động cơ vượt trội. Đặc biệt, T-90MS đảm bảo gần tối đa khả năng sống sót của kíp lái trong trường hợp xe bị trúng đạn - nhất là khi đạn xuyên vào trong xe.Theo giới thiệu của nhà sản xuất Uralvagonzavod, phiên bản xe tăng T-90MS trang bị động cơ công suất 1.130 mã lực, kính ngắm pháo thủ PNM Sosna-U, tháp pháo điều khiển tự động UDP T05BV-1 RWS gắn đại liên 7,62mm, hệ thống định vị quán tính cùng GLONASS và đặc biệt là giáp phản ứng nổ mới tăng khả năng bảo vệ.Trong đó, giáp phản ứng nổ của T-90MS được cho là tốt hơn hẳn loại Kontakt-V đang trang bị trên các xe tăng T-90A/S cũng như phiên bản nâng cấp của T-72 (như T-72B3). Cụ thể, đó là giáp phản ứng nổ “Relikt” được thiết kế bởi tổ hợp NII Stali OKR "Kactus” và "Relikt” với các mảnh giáp nổ loại 4S23. Giáp Relikt được đánh giá là có khả năng hấp thụ gần như hầu hết động năng của các tên lửa chống tăng một khi chúng tiếp xúc hay phát nổ trên lớp giáp này.Các nhà khoa học Nga tự hào Relikt là thiết bị giáp phản ứng nổ tối ưu nhất thế giới, chưa có sản phẩm nào sánh bằng kể cả ở nước ngoài hay Nga. Theo một số so sánh, độ dày giáp chống đạn APFSDS trên T-90MS với Relikt là 1.100-1.300mm thép đồng nhất RHA tương đương (với T-90A cùng Kontakt-5 là 800-830); độ dày chống đạn nổ lõm là 1.350mm thép RHA (với T-90A và Kontakt-5 là 1.150-1350).Điểm mạnh của Relikt là khả năng đối phó với cả đạn tốc độ cao và thấp, dễ dàng tháo lắp do được chế tạo theo dạng module. T-90MS được lắp hệ thống giáp phản ứng nổ Relikt ở hai bên hông, phía trước và quanh tháp pháo. Đối với phần phía trước tháp pháo của T-90, loại đầu đạn hai lượng nổ (tandem) hay đạn lõm có 2 tầng, đều bị cản rất mạnh.Dòng tăng Nga từ đời T-54/55 đến tận T-90 (trước khi có T-90MS) luôn bị chê là đảm bảo sự sống cho tổ lái rất thấp khi bị trúng đạn. Theo đó, kho đạn trong thân xe không được bố trí cách li với kíp lái, cho nên khi bị đạn địch xuyên vào dễ kích nổ khiến binh sĩ thiệt mạng ngay lập tức. Trên T-90A Vladimir, Uralvagonzavod đã cố gắng giải quyết việc này nhờ cac che chắn bổ sung của hệ thống nạp đạn tự động. Tuy nhiên vấn đề về độ an toàn cho tổ lái trong trường hợp xảy ra nổ kho đạn vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.Nhưng trên T-90MS, điều này đã được giải quyết phần nào, nếu không muốn nói là gần như khắc phục hoàn toàn điểm yếu đó. Cụ thể, kho chứa đạn được bọc thép, bố trí phía sau tháp pháo theo kiểu module, giảm tối đa thương vong trong trường hợp đạn pháo bị nổ ở ngăn chứa đạn phụ. Khi đó luồng phóng và mảnh đạn với sức ép cực lớn sẽ hướng ra phía ngoài tháp pháo. Trong trường hợp xấu nhất, hộp đạn phụ bị tấn công sẽ tự rơi ra nhờ thiết kế module, do đó, không ảnh hưởng tới tháp pháo.Một điểm khá độc đáo nữa của hộp đạn phụ đó là, nắp của nó sẽ tự động bung ra khi áp suất trong hộp vượt một mức độ cho phép, làm giảm sức công phá của đạn pháo khi đạn bị nổ ở bên trong. Để giảm sự tác động của sóng điện từ và sóng phóng xạ khoang điều khiển và khoang chiến đấu được lắp đặt các tấm polymer chắn phóng xạ với các thành phần lithium, boron và lead. Ngoài ra, tổ hợp bảo vệ của xe tăng còn có các tấm chống mảnh đạn làm từ aramid, nhằm bảo vệ tổ lái khỏi mảnh đạn.Ngoài hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 (thiếu đèn hồng ngoại), T-90MS còn được bổ sung hệ thống cảnh báo sớm nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Thực tế chiến trường Syria cho thấy, các đèn hồng ngoại Shtora của T-90A bố trí hai bên súng chính rất dễ bị phá hỏng.Bên trong tháp pháo của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS hiện đại với các hệ thống hiển thị kỹ thuật số trực quan.Tuy hỏa lực pháo chính của T-90MS với T-90A là tương đồng nhau, nhưng hỏa lực phụ của T-90MS có nhiều ưu điểm tốt hơn. Cụ thể, trên tháp pháo T-90MS trang bị tháp pháo nhỏ điều khiển tự động UDP T05BV-1 RWS lắp trung liên 7,62mm. Xạ thủ sẽ không phải leo ra ngoài để khai hỏa, qua đó đảm bảo khả năng sống sót cao, đặc biệt trong môi trường tác chiến đô thị.Về động cơ, trong khi T-90A chỉ được trang bị động cơ 950 mã lực, T-90S dùng động cơ 1.000 mã lực thì T-90MS được trang bị công suất lên tới 1.130 mã lực.Rõ ràng ở một khía cạnh nào đó, sức mạnh của xe tăng T-90MS là vượt trội hoàn toàn loại T-90A đang sử dụng trong Quân đội Nga. Nếu Việt Nam chọn mua xe tăng T-90MS thì đó là quyết định chính xác.
Báo chí phương Tây và Nga vẫn đang tiếp tục dẫn lại nguồn tin của mạng Sina cho rằng Việt Nam có kế hoạch mua 28 xe tăng T-90MS hiện đại của Nga và tương lai có thể tùy chọn mua thêm 200 chiếc nữa.
Tờ Armyrecognition dẫn nguồn báo cáo quân sự năm 2016 của Viện Nghiên cứu chiến lược IISS cho rằng, Việt Nam hiện có 1.200 xe tăng chủ lực (gồm 70 T-62, 350 Type 59 và 850 T-54/55 cùng khoảng 45 chiếc T-34/85). Hầu như các xe tăng chủ lực của Việt Nam đều đã lạc hậu và cần thiết phải được hiện đại hóa hoặc trang bị thêm các xe tăng chủ lực hiện đại như T-90 của Nga.
Nếu thông tin Việt Nam mua xe tăng T-90MS là chính xác thì đây là lựa chọn cực kỳ đúng đắn của chúng ta. Bởi tuy có giá đắt hơn một chút so với phiên bản T-90A Vladimir mà Quân đội Nga và Syria đang sử dụng (4,25 triệu USD so với 4,5 triệu USD/chiếc T-90MS), hay loại T-90S (phiên bản xuất khẩu đầu tiên của T-90), nhưng nó sở hữu hệ thống giáp bảo vệ, hệ thống điện tử, động cơ vượt trội. Đặc biệt, T-90MS đảm bảo gần tối đa khả năng sống sót của kíp lái trong trường hợp xe bị trúng đạn - nhất là khi đạn xuyên vào trong xe.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất Uralvagonzavod, phiên bản xe tăng T-90MS trang bị động cơ công suất 1.130 mã lực, kính ngắm pháo thủ PNM Sosna-U, tháp pháo điều khiển tự động UDP T05BV-1 RWS gắn đại liên 7,62mm, hệ thống định vị quán tính cùng GLONASS và đặc biệt là giáp phản ứng nổ mới tăng khả năng bảo vệ.
Trong đó, giáp phản ứng nổ của T-90MS được cho là tốt hơn hẳn loại Kontakt-V đang trang bị trên các xe tăng T-90A/S cũng như phiên bản nâng cấp của T-72 (như T-72B3). Cụ thể, đó là giáp phản ứng nổ “Relikt” được thiết kế bởi tổ hợp NII Stali OKR "Kactus” và "Relikt” với các mảnh giáp nổ loại 4S23. Giáp Relikt được đánh giá là có khả năng hấp thụ gần như hầu hết động năng của các tên lửa chống tăng một khi chúng tiếp xúc hay phát nổ trên lớp giáp này.
Các nhà khoa học Nga tự hào Relikt là thiết bị giáp phản ứng nổ tối ưu nhất thế giới, chưa có sản phẩm nào sánh bằng kể cả ở nước ngoài hay Nga. Theo một số so sánh, độ dày giáp chống đạn APFSDS trên T-90MS với Relikt là 1.100-1.300mm thép đồng nhất RHA tương đương (với T-90A cùng Kontakt-5 là 800-830); độ dày chống đạn nổ lõm là 1.350mm thép RHA (với T-90A và Kontakt-5 là 1.150-1350).
Điểm mạnh của Relikt là khả năng đối phó với cả đạn tốc độ cao và thấp, dễ dàng tháo lắp do được chế tạo theo dạng module. T-90MS được lắp hệ thống giáp phản ứng nổ Relikt ở hai bên hông, phía trước và quanh tháp pháo. Đối với phần phía trước tháp pháo của T-90, loại đầu đạn hai lượng nổ (tandem) hay đạn lõm có 2 tầng, đều bị cản rất mạnh.
Dòng tăng Nga từ đời T-54/55 đến tận T-90 (trước khi có T-90MS) luôn bị chê là đảm bảo sự sống cho tổ lái rất thấp khi bị trúng đạn. Theo đó, kho đạn trong thân xe không được bố trí cách li với kíp lái, cho nên khi bị đạn địch xuyên vào dễ kích nổ khiến binh sĩ thiệt mạng ngay lập tức. Trên T-90A Vladimir, Uralvagonzavod đã cố gắng giải quyết việc này nhờ cac che chắn bổ sung của hệ thống nạp đạn tự động. Tuy nhiên vấn đề về độ an toàn cho tổ lái trong trường hợp xảy ra nổ kho đạn vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
Nhưng trên T-90MS, điều này đã được giải quyết phần nào, nếu không muốn nói là gần như khắc phục hoàn toàn điểm yếu đó. Cụ thể, kho chứa đạn được bọc thép, bố trí phía sau tháp pháo theo kiểu module, giảm tối đa thương vong trong trường hợp đạn pháo bị nổ ở ngăn chứa đạn phụ. Khi đó luồng phóng và mảnh đạn với sức ép cực lớn sẽ hướng ra phía ngoài tháp pháo. Trong trường hợp xấu nhất, hộp đạn phụ bị tấn công sẽ tự rơi ra nhờ thiết kế module, do đó, không ảnh hưởng tới tháp pháo.
Một điểm khá độc đáo nữa của hộp đạn phụ đó là, nắp của nó sẽ tự động bung ra khi áp suất trong hộp vượt một mức độ cho phép, làm giảm sức công phá của đạn pháo khi đạn bị nổ ở bên trong. Để giảm sự tác động của sóng điện từ và sóng phóng xạ khoang điều khiển và khoang chiến đấu được lắp đặt các tấm polymer chắn phóng xạ với các thành phần lithium, boron và lead. Ngoài ra, tổ hợp bảo vệ của xe tăng còn có các tấm chống mảnh đạn làm từ aramid, nhằm bảo vệ tổ lái khỏi mảnh đạn.
Ngoài hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 (thiếu đèn hồng ngoại), T-90MS còn được bổ sung hệ thống cảnh báo sớm nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Thực tế chiến trường Syria cho thấy, các đèn hồng ngoại Shtora của T-90A bố trí hai bên súng chính rất dễ bị phá hỏng.
Bên trong tháp pháo của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS hiện đại với các hệ thống hiển thị kỹ thuật số trực quan.
Tuy hỏa lực pháo chính của T-90MS với T-90A là tương đồng nhau, nhưng hỏa lực phụ của T-90MS có nhiều ưu điểm tốt hơn. Cụ thể, trên tháp pháo T-90MS trang bị tháp pháo nhỏ điều khiển tự động UDP T05BV-1 RWS lắp trung liên 7,62mm. Xạ thủ sẽ không phải leo ra ngoài để khai hỏa, qua đó đảm bảo khả năng sống sót cao, đặc biệt trong môi trường tác chiến đô thị.
Về động cơ, trong khi T-90A chỉ được trang bị động cơ 950 mã lực, T-90S dùng động cơ 1.000 mã lực thì T-90MS được trang bị công suất lên tới 1.130 mã lực.
Rõ ràng ở một khía cạnh nào đó, sức mạnh của xe tăng T-90MS là vượt trội hoàn toàn loại T-90A đang sử dụng trong Quân đội Nga. Nếu Việt Nam chọn mua xe tăng T-90MS thì đó là quyết định chính xác.