Nhóm lính đóng thế sử dụng quân phục, các vũ khí như một người lính thực thụ và có cả những cỗ tăng M4 Sherman - xe tăng chủ lực của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.Hoạt động này nhằm tưởng nhớ lại sự đấu tranh của quân dân Hà Lan chống lại quân đội phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới 2.Những cảnh đóng thế như thật với các pha đọ súng trên đường phố và các binh sĩ bị thương vong.Hoạt động này của nhóm được người dân Hà Lan vô cùng thích thú và ủng hộ.Khi Chiến tranh Thế giới 2 bùng nổ năm 1939, chính sách của Hà Lan lúc đó là theo con đường trung lập. Nhưng quân phát xít Đức không loại trừ bất cứ đối tượng nào. Sáng ngày 10/5/1940, Hà Lan đã bị xâm lược.Cảnh binh sĩ Hà Lan cắm trại trong rừng để chống lại "quân phát xít". Mặc dù vào thời điểm Chiến tranh Thế giới 2 nổ ra, Hà Lan có tiềm lực quân sự rất yếu.Hầu hết các vũ khí và thiết bị quân sự lúc đó đều rất cũ kĩ và hầu như không có gì thay đổi kể từ sau Chiến tranh Thế giới 1. Lực lượng thiết giáp của Hà Lan những năm đấy rất hạn chế.Tuy tuyên bố trung lập, nhưng phía Hà Lan đã bắt đầu huy động quân lực từ tháng 8/1939 đến tháng 5/1940. Sau đó tổ chức bố trí lực lượng vào các miền Bắc, Trung, Nam, Đông, Tây. Trong đó vị trí tuyến phòng thủ chủ chốt ở phần Trung Hà Lan là Grebbeline được huy động lên tới hơn 60 nghìn quân.Cho nên khi đánh vào tuyến phòng thủ này trong tháng 5/1940, Phát xít Đức đã phải vô cùng ngạc nhiên trước sức mạnh của quân đội Hà Lan.Theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ, riêng tại tuyến phòng thủ này, Hà Lan đã tiêu diệt tới 250 lính Phát xít Đức. Tuy nhiên, các đơn vị pháo binh của Phát xít Đức đã phá vỡ tuyến phòng thủ quan trọng của Hà Lan, từ đó tiến quân thâu tóm toàn bộ các phần còn lại của xứ sở này.Những hoạt động "tái hiện chiến tranh" như này đã gợi lại những ngày tháng chiến đấu anh dũng để bảo vệ đất nước của người Hà Lan. Điều đó sẽ giúp cho việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.Phải đến tháng 5/1945, Hà Lan mới được quân đội Đồng Minh giải phóng.Tuy nhiên, hậu quả mà cuộc xâm lược của Phát xít Đức để lại cho Hà Lan rất nặng nề. Trong suốt những năm từ 1940-1945 có hơm 30 nghìn người dân chết vì đói rét và bệnh tật.
Nhóm lính đóng thế sử dụng quân phục, các vũ khí như một người lính thực thụ và có cả những cỗ tăng M4 Sherman - xe tăng chủ lực của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Hoạt động này nhằm tưởng nhớ lại sự đấu tranh của quân dân Hà Lan chống lại quân đội phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới 2.
Những cảnh đóng thế như thật với các pha đọ súng trên đường phố và các binh sĩ bị thương vong.
Hoạt động này của nhóm được người dân Hà Lan vô cùng thích thú và ủng hộ.
Khi Chiến tranh Thế giới 2 bùng nổ năm 1939, chính sách của Hà Lan lúc đó là theo con đường trung lập. Nhưng quân phát xít Đức không loại trừ bất cứ đối tượng nào. Sáng ngày 10/5/1940, Hà Lan đã bị xâm lược.
Cảnh binh sĩ Hà Lan cắm trại trong rừng để chống lại "quân phát xít". Mặc dù vào thời điểm Chiến tranh Thế giới 2 nổ ra, Hà Lan có tiềm lực quân sự rất yếu.
Hầu hết các vũ khí và thiết bị quân sự lúc đó đều rất cũ kĩ và hầu như không có gì thay đổi kể từ sau Chiến tranh Thế giới 1. Lực lượng thiết giáp của Hà Lan những năm đấy rất hạn chế.
Tuy tuyên bố trung lập, nhưng phía Hà Lan đã bắt đầu huy động quân lực từ tháng 8/1939 đến tháng 5/1940. Sau đó tổ chức bố trí lực lượng vào các miền Bắc, Trung, Nam, Đông, Tây. Trong đó vị trí tuyến phòng thủ chủ chốt ở phần Trung Hà Lan là Grebbeline được huy động lên tới hơn 60 nghìn quân.
Cho nên khi đánh vào tuyến phòng thủ này trong tháng 5/1940, Phát xít Đức đã phải vô cùng ngạc nhiên trước sức mạnh của quân đội Hà Lan.
Theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ, riêng tại tuyến phòng thủ này, Hà Lan đã tiêu diệt tới 250 lính Phát xít Đức. Tuy nhiên, các đơn vị pháo binh của Phát xít Đức đã phá vỡ tuyến phòng thủ quan trọng của Hà Lan, từ đó tiến quân thâu tóm toàn bộ các phần còn lại của xứ sở này.
Những hoạt động "tái hiện chiến tranh" như này đã gợi lại những ngày tháng chiến đấu anh dũng để bảo vệ đất nước của người Hà Lan. Điều đó sẽ giúp cho việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Phải đến tháng 5/1945, Hà Lan mới được quân đội Đồng Minh giải phóng.
Tuy nhiên, hậu quả mà cuộc xâm lược của Phát xít Đức để lại cho Hà Lan rất nặng nề. Trong suốt những năm từ 1940-1945 có hơm 30 nghìn người dân chết vì đói rét và bệnh tật.