Việc huấn luyện phi công hạ cánh trên đường cao tốc là một trong những yêu cầu bắt buộc với lực lượng không quân nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi trong chiến tranh, nếu đường băng chính bị phá hỏng thì phi công thay vì bỏ máy bay nhảy dù thì có thể tận dụng những đường dân sinh để hạ cánh bảo vệ máy bay. Ảnh: Tiêm kích MiG-21 cải tiến do Trung Quốc sản xuất với định danh J-7 hạ cánh xuống đường cao tốc.Từ đường cao tốc, người ta có thể tiến hành các phi vụ phóng máy bay để làm nhiệm vụ chiến đấu nếu đường băng chính bị phá hủy. Ảnh: Máy bay MiG-21 cải tiến của Không quân Pakistan lăn bánh trên đường cao tốc.Những chiếc MiG-21 này do Trung Quốc sản xuất theo mẫu MiG-21F13 của Liên Xô (cũ) nhưng đã cải tiến rất nhiều về cánh, động cơ, hệ thống điện tử hàng không.Các máy bay MiG-21 cải tiến sâu này được Trung Quốc định danh với phiên bản nội địa là J-7PG, còn phiên bản xuất khẩu là F-7PG.Cánh của F-7PG/MiG-21 này có nếp gấp được cho là cải thiện đáng kể hiệu suất bay lượn, cơ động.Các máy bay xuất cho Pakistan trang bị hệ thống điện tử hàng không phương Tây với kiểu radar do Italy sản xuất (Grifo-MG), hệ thống định vị toàn cầu GPS, nhưng dùng ghế phóng khẩn cấp của Trung Quốc HTY-6M.Máy bay được trang bị một động cơ phản lực có đốt sau LW-13F cho phép đạt tốc độ tối đa 2.200km/h, bán kính tác chiến trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không là 850km (với hai tên lửa không đối không), trần bay 17,5km).Tuy đây là phiên bản hiện đại nhất của dòng J-7 sao chép mẫu MiG-21 Liên Xô, thế nhưng F-7PG không thể cải thiện tải trọng vũ khí so với MiG-21, khi mà cũng chỉ mang được 2 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không tầm ngắn hoặc bom không điều khiển và rocket 55-90mm. Ngoài ra còn có một khẩu pháo 30mm trong thân với 60 viên đạn.
Việc huấn luyện phi công hạ cánh trên đường cao tốc là một trong những yêu cầu bắt buộc với lực lượng không quân nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi trong chiến tranh, nếu đường băng chính bị phá hỏng thì phi công thay vì bỏ máy bay nhảy dù thì có thể tận dụng những đường dân sinh để hạ cánh bảo vệ máy bay. Ảnh: Tiêm kích MiG-21 cải tiến do Trung Quốc sản xuất với định danh J-7 hạ cánh xuống đường cao tốc.
Từ đường cao tốc, người ta có thể tiến hành các phi vụ phóng máy bay để làm nhiệm vụ chiến đấu nếu đường băng chính bị phá hủy. Ảnh: Máy bay MiG-21 cải tiến của Không quân Pakistan lăn bánh trên đường cao tốc.
Những chiếc MiG-21 này do Trung Quốc sản xuất theo mẫu MiG-21F13 của Liên Xô (cũ) nhưng đã cải tiến rất nhiều về cánh, động cơ, hệ thống điện tử hàng không.
Các máy bay MiG-21 cải tiến sâu này được Trung Quốc định danh với phiên bản nội địa là J-7PG, còn phiên bản xuất khẩu là F-7PG.
Cánh của F-7PG/MiG-21 này có nếp gấp được cho là cải thiện đáng kể hiệu suất bay lượn, cơ động.
Các máy bay xuất cho Pakistan trang bị hệ thống điện tử hàng không phương Tây với kiểu radar do Italy sản xuất (Grifo-MG), hệ thống định vị toàn cầu GPS, nhưng dùng ghế phóng khẩn cấp của Trung Quốc HTY-6M.
Máy bay được trang bị một động cơ phản lực có đốt sau LW-13F cho phép đạt tốc độ tối đa 2.200km/h, bán kính tác chiến trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không là 850km (với hai tên lửa không đối không), trần bay 17,5km).
Tuy đây là phiên bản hiện đại nhất của dòng J-7 sao chép mẫu MiG-21 Liên Xô, thế nhưng F-7PG không thể cải thiện tải trọng vũ khí so với MiG-21, khi mà cũng chỉ mang được 2 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không tầm ngắn hoặc bom không điều khiển và rocket 55-90mm. Ngoài ra còn có một khẩu pháo 30mm trong thân với 60 viên đạn.