Theo Business Insider, chỉ 18 giờ sau khi nước Mỹ bị tấn công sẽ có khoảng 5.000 lính Mỹ thuộc các đơn vị tác chiến đặc biệt và một phần Sư đoàn dù số 82 thuộc Không quân Mỹ được triển khai đến khu vực xảy ra xung đột ở bất kỳ đâu trên thế giới. Và đây chỉ là một phần của lực lượng phản ứng nhanh mà Quân đội Mỹ xây dựng trong suốt thời gian qua.“Quân đội Mỹ luôn có thể chứng minh được sức mạnh của mình, và không phải kẻ thù nào cũng muốn đối đầu với nước Mỹ cường quốc quân sự hàng đầu thế giới”, Trung sĩ Dillon Heyliger – Phát ngôn viên lực lượng phản ứng nhanh toàn cầu (GRF) của Quân đội Mỹ cho biết.Ngay trong làn sóng tấn công đầu tiên, các đơn vị thuộc GRF sẽ được triển khai để đánh chiếm một sân bay bất kỳ của đối phương nhằm tạo hậu cứ vững chắc cho các đơn vị bộ binh sẽ đến ngay sau đó.Và lực lượng lính dù đóng vai trò hết sức quan trọng trong các đơn vị phản ứng nhanh toàn cầu của Mỹ, khi lực lượng này có thể cơ động di chuyển nhanh hoặc được triển khai ở bất kỳ đầu. Trong ảnh là một nhóm lính dù Mỹ sơ cứu đồng đội bị thương sau khi tiếp đất.Việc đổ bộ bằng đường không vào sâu bên trong khu vực do đối phương kiểm soát luôn có những rủi ro nhất định. Tuy nhiên với sức mạnh áp đảo trên không của Mỹ, các đơn vị tác chiến GRF vẫn có thể cầm cự trong thời gian dài ngay cả trong tình huống xấu nhất và đợi bộ binh tới hổ trợ. Bên cạnh đó đi trước họ luôn là các đơn vị tác chiến đặc biệt do đó mọi thông tin về chiến trường hay đối phương luôn được cập nhật trước khi GRF được triển khai.Không giống như GRF thông thường, các đơn vị tác chiến đặc biệt của GRF được triển khai ngay lập tức sau khi xung đột nổ ra nó có nghĩa họ là những lính Mỹ đầu tiên xâm nhập vào lãnh thổ của đối phương. Các đơn vị này có nhiệm vụ trinh sát, thu thập thông tin tình báo chuẩn bị tiền trạm cho các đơn vị GRF đến sau đó hoặc phá hoại các cơ sở hạ tầng quan trọng của địch.Ngay sau khi chiếm được sân bay hoặc căn cứ quân sự của đối phương các đơn vị cơ giới của Quân đội Mỹ sẽ được triển khai tại khu vực này dưới sự hỗ trợ của GRF và đa phần chúng được di chuyển đến bằng đường không.Và tất nhiên đi cùng với chúng là lực lượng bộ binh. Quy mô chiến trường sẽ được mở rộng từ khu vực chiếm đóng lan sang các khu vực xung quanh, các đơn vị GRF và bộ binh sẽ được hỗ trợ hỏa lực tối đa từ trên không cho đến dưới mặt đất.Trong khi đó một chiến dịch quân sự trên bộ hoặc đổ bộ bằng đường biển sẽ được triển khai từ một khu vực lân cận gần quốc gia thù địch, các đơn vị tăng thiết giáp Mỹ sẽ càng quét những gì còn sót lại sau các đợt không kích của không quân.Vai trò của các đơn vị phản ứng nhanh GRF cũng sẽ kết thúc sau khi các đơn vị bộ binh dành được chỗ đứng vững chắc trên chiến trường.Tất nhiên lực lượng này vẫn được triển khai tại vùng chiếm đóng, tuy nhiên nhiệm vụ của các đơn vị GRF sẽ được thay đổi. Với chiến lược này ta có thể nhận thấy các chiến dịch quân sự của Mỹ luôn được xây dựng dựa trên khả năng dành ưu thế trên không của không quân và tùy thuộc vào từng yêu cầu chiến trường khác nhau mà nó sẽ được thay đổi cho phù hợp.Bên cạnh đó các đơn vị tác chiến đặc biệt cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các tướng lĩnh quyết định có hay không việc triển khai GRF, vì nếu phải đối đầu với một lực lượng phòng thủ mạnh hơn các đơn GRF sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trước khi lực lượng bộ binh kịp đến hỗ trợ.
Theo Business Insider, chỉ 18 giờ sau khi nước Mỹ bị tấn công sẽ có khoảng 5.000 lính Mỹ thuộc các đơn vị tác chiến đặc biệt và một phần Sư đoàn dù số 82 thuộc Không quân Mỹ được triển khai đến khu vực xảy ra xung đột ở bất kỳ đâu trên thế giới. Và đây chỉ là một phần của lực lượng phản ứng nhanh mà Quân đội Mỹ xây dựng trong suốt thời gian qua.
“Quân đội Mỹ luôn có thể chứng minh được sức mạnh của mình, và không phải kẻ thù nào cũng muốn đối đầu với nước Mỹ cường quốc quân sự hàng đầu thế giới”, Trung sĩ Dillon Heyliger – Phát ngôn viên lực lượng phản ứng nhanh toàn cầu (GRF) của Quân đội Mỹ cho biết.
Ngay trong làn sóng tấn công đầu tiên, các đơn vị thuộc GRF sẽ được triển khai để đánh chiếm một sân bay bất kỳ của đối phương nhằm tạo hậu cứ vững chắc cho các đơn vị bộ binh sẽ đến ngay sau đó.
Và lực lượng lính dù đóng vai trò hết sức quan trọng trong các đơn vị phản ứng nhanh toàn cầu của Mỹ, khi lực lượng này có thể cơ động di chuyển nhanh hoặc được triển khai ở bất kỳ đầu. Trong ảnh là một nhóm lính dù Mỹ sơ cứu đồng đội bị thương sau khi tiếp đất.
Việc đổ bộ bằng đường không vào sâu bên trong khu vực do đối phương kiểm soát luôn có những rủi ro nhất định. Tuy nhiên với sức mạnh áp đảo trên không của Mỹ, các đơn vị tác chiến GRF vẫn có thể cầm cự trong thời gian dài ngay cả trong tình huống xấu nhất và đợi bộ binh tới hổ trợ. Bên cạnh đó đi trước họ luôn là các đơn vị tác chiến đặc biệt do đó mọi thông tin về chiến trường hay đối phương luôn được cập nhật trước khi GRF được triển khai.
Không giống như GRF thông thường, các đơn vị tác chiến đặc biệt của GRF được triển khai ngay lập tức sau khi xung đột nổ ra nó có nghĩa họ là những lính Mỹ đầu tiên xâm nhập vào lãnh thổ của đối phương. Các đơn vị này có nhiệm vụ trinh sát, thu thập thông tin tình báo chuẩn bị tiền trạm cho các đơn vị GRF đến sau đó hoặc phá hoại các cơ sở hạ tầng quan trọng của địch.
Ngay sau khi chiếm được sân bay hoặc căn cứ quân sự của đối phương các đơn vị cơ giới của Quân đội Mỹ sẽ được triển khai tại khu vực này dưới sự hỗ trợ của GRF và đa phần chúng được di chuyển đến bằng đường không.
Và tất nhiên đi cùng với chúng là lực lượng bộ binh. Quy mô chiến trường sẽ được mở rộng từ khu vực chiếm đóng lan sang các khu vực xung quanh, các đơn vị GRF và bộ binh sẽ được hỗ trợ hỏa lực tối đa từ trên không cho đến dưới mặt đất.
Trong khi đó một chiến dịch quân sự trên bộ hoặc đổ bộ bằng đường biển sẽ được triển khai từ một khu vực lân cận gần quốc gia thù địch, các đơn vị tăng thiết giáp Mỹ sẽ càng quét những gì còn sót lại sau các đợt không kích của không quân.
Vai trò của các đơn vị phản ứng nhanh GRF cũng sẽ kết thúc sau khi các đơn vị bộ binh dành được chỗ đứng vững chắc trên chiến trường.
Tất nhiên lực lượng này vẫn được triển khai tại vùng chiếm đóng, tuy nhiên nhiệm vụ của các đơn vị GRF sẽ được thay đổi. Với chiến lược này ta có thể nhận thấy các chiến dịch quân sự của Mỹ luôn được xây dựng dựa trên khả năng dành ưu thế trên không của không quân và tùy thuộc vào từng yêu cầu chiến trường khác nhau mà nó sẽ được thay đổi cho phù hợp.
Bên cạnh đó các đơn vị tác chiến đặc biệt cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các tướng lĩnh quyết định có hay không việc triển khai GRF, vì nếu phải đối đầu với một lực lượng phòng thủ mạnh hơn các đơn GRF sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trước khi lực lượng bộ binh kịp đến hỗ trợ.