Theo War History Online, trong giai đoạn từ năm 1941-1942 một phi đội tiêm kích tình nguyện của Không quân Mỹ có biệt danh là “Flying Tigers” đã chiến đấu bên cạnh Không quân Trung Hoa Dân quốc (lực lượng Quốc Dân Đảng đối địch với Đảng Cộng sản Trung Quốc - sau năm 1949 tháo chạy ra đảo Đài Loan) trong suốt hai năm liền chống lại phát xít Nhật Bản trên khắp Mặt trận Thái Bình Dương. Điều đặc biệt hơn nữa là phi đội này được trang bị đứa con cưng của Không quân Mỹ những chiếc tiêm kích P-40 Tomahawk.“Flying Tigers” có trong biên chế ít nhất ba phi đội với khoảng 30 chiến đấu cơ, các phi đội được đào tạo chủ yếu ở Myanmar trước khi được điều đến Trung Quốc để chống Nhật Bản. Trận đánh đầu tiên của “Flying Tigers” là vào tháng 12/1941 chỉ sau 12 ngày kể từ Trận Trân Châu Cảng và phi đội này được xem như là một phần của Không quân Trung Quốc khi đó.Dù chỉ hoạt động trong hai năm nhưng “Flying Tigers” lại là một trong những phi đội thành công nhất của quân Đồng Minh ở Mặt trận Thái Bình Dương với chiến tích bắn hạ 296 máy bay địch chưa bao gồm các đợt không kích mặt đất, và chỉ mất 14 phi công trong suốt thời gian tham chiến tại Trung Quốc.Đến tháng 7/1942, “Flying Tigers” bị giải tán và được thay thế bởi liên đoàn 23 thuộc đơn vị không lực số 14 của Không quân Mỹ do Tướng Chennault chỉ huy. Đơn vị không quân này cũng có thành tích khá ấn tượng tại Mặt trận Thái Bình Dương nhất là tại Trung Quốc và họ cũng được trang bị P-40.Trong ảnh là phi công R.T. Smith thuộc phi đội “Flying Tigers” trên chiếc P-40 của mình tại Côn Minh, Trung Quốc vào tháng 5/1942.Hai phi công tình nguyện Chuck Older và R.T.Smith với những tấm huân chương do Không quân Trung Quốc trao tặng vào thời điểm “Flying Tigers” bị giải tán cũng vào tháng 5/1942.P-40 Tomahawk là một trong những biến thể của dòng tiêm kích – bom Curtiss P-40 Warhawk nổi tiếng của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với hơn 13.700 chiếc được chế tạo từ năm 1939-1944. Nó phục vụ tại hầu hết các nước Đồng Minh thậm chí là cả Không quân Đế quốc Nhật Bản.Về thiết kế, tiêm kích P-40 được xem là biến thể cải tiến của người tiền nhiệm P-36 Hawk nhằm giải quyết tình trạng thiếu máy bay chiến đấu của Mỹ trong chiến tranh cũng như thời gian sản xuất mới. Tuy nhiên thiết kế thiếu xót của P-40 khiến nó không thể không chiến ở độ cao lớn và hoàn toàn không phải là đối thủ của chiến đấu cơ Đức, do đó P-40 chỉ hoạt động chủ yếu ở Mặt trận Thái Bình Dương.Trong những trận không chiến ở độ cao thông thường, P-40 luôn tỏ ra vượt trội hơn những chiến đấu cơ Nhật Bản mặc dù nó có thiết kế thiên về hỗ trợ hỏa lực mặt đất và ném bom. Ngoài ra chi phí và thời gian sản xuất thấp cũng giúp dành được chỗ đứng của mình trong Không quân Mỹ trước khi bị loại biên trong những năm 1950.Chiến đấu cơ P-40 hầu hết có thiết kế một chỗ ngồi với sải cánh dài hơn 11m, trọng lượng cất cánh tối đa 4 tấn được trang bị hệ thống động cơ Allison V-1710-39 V12 có công suất 1.150 mã lực. Tốc độ bay tối đa của nó có thể đạt 580km/h với tầm hoạt động hơn 1.000km.Về hệ thống vũ khí, P-40 được trang bị 6 súng máy 12.7mm M2 Browning ở hai bên cánh cùng cơ số đạn hơn 200 viên. Ngoài ra nó cũng có thể mang theo tối đa từ 450-900kg bom hoặc rocket các loại tùy thuộc vào nhiệm vụ
Theo War History Online, trong giai đoạn từ năm 1941-1942 một phi đội tiêm kích tình nguyện của Không quân Mỹ có biệt danh là “Flying Tigers” đã chiến đấu bên cạnh Không quân Trung Hoa Dân quốc (lực lượng Quốc Dân Đảng đối địch với Đảng Cộng sản Trung Quốc - sau năm 1949 tháo chạy ra đảo Đài Loan) trong suốt hai năm liền chống lại phát xít Nhật Bản trên khắp Mặt trận Thái Bình Dương. Điều đặc biệt hơn nữa là phi đội này được trang bị đứa con cưng của Không quân Mỹ những chiếc tiêm kích P-40 Tomahawk.
“Flying Tigers” có trong biên chế ít nhất ba phi đội với khoảng 30 chiến đấu cơ, các phi đội được đào tạo chủ yếu ở Myanmar trước khi được điều đến Trung Quốc để chống Nhật Bản. Trận đánh đầu tiên của “Flying Tigers” là vào tháng 12/1941 chỉ sau 12 ngày kể từ Trận Trân Châu Cảng và phi đội này được xem như là một phần của Không quân Trung Quốc khi đó.
Dù chỉ hoạt động trong hai năm nhưng “Flying Tigers” lại là một trong những phi đội thành công nhất của quân Đồng Minh ở Mặt trận Thái Bình Dương với chiến tích bắn hạ 296 máy bay địch chưa bao gồm các đợt không kích mặt đất, và chỉ mất 14 phi công trong suốt thời gian tham chiến tại Trung Quốc.
Đến tháng 7/1942, “Flying Tigers” bị giải tán và được thay thế bởi liên đoàn 23 thuộc đơn vị không lực số 14 của Không quân Mỹ do Tướng Chennault chỉ huy. Đơn vị không quân này cũng có thành tích khá ấn tượng tại Mặt trận Thái Bình Dương nhất là tại Trung Quốc và họ cũng được trang bị P-40.
Trong ảnh là phi công R.T. Smith thuộc phi đội “Flying Tigers” trên chiếc P-40 của mình tại Côn Minh, Trung Quốc vào tháng 5/1942.
Hai phi công tình nguyện Chuck Older và R.T.Smith với những tấm huân chương do Không quân Trung Quốc trao tặng vào thời điểm “Flying Tigers” bị giải tán cũng vào tháng 5/1942.
P-40 Tomahawk là một trong những biến thể của dòng tiêm kích – bom Curtiss P-40 Warhawk nổi tiếng của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với hơn 13.700 chiếc được chế tạo từ năm 1939-1944. Nó phục vụ tại hầu hết các nước Đồng Minh thậm chí là cả Không quân Đế quốc Nhật Bản.
Về thiết kế, tiêm kích P-40 được xem là biến thể cải tiến của người tiền nhiệm P-36 Hawk nhằm giải quyết tình trạng thiếu máy bay chiến đấu của Mỹ trong chiến tranh cũng như thời gian sản xuất mới. Tuy nhiên thiết kế thiếu xót của P-40 khiến nó không thể không chiến ở độ cao lớn và hoàn toàn không phải là đối thủ của chiến đấu cơ Đức, do đó P-40 chỉ hoạt động chủ yếu ở Mặt trận Thái Bình Dương.
Trong những trận không chiến ở độ cao thông thường, P-40 luôn tỏ ra vượt trội hơn những chiến đấu cơ Nhật Bản mặc dù nó có thiết kế thiên về hỗ trợ hỏa lực mặt đất và ném bom. Ngoài ra chi phí và thời gian sản xuất thấp cũng giúp dành được chỗ đứng của mình trong Không quân Mỹ trước khi bị loại biên trong những năm 1950.
Chiến đấu cơ P-40 hầu hết có thiết kế một chỗ ngồi với sải cánh dài hơn 11m, trọng lượng cất cánh tối đa 4 tấn được trang bị hệ thống động cơ Allison V-1710-39 V12 có công suất 1.150 mã lực. Tốc độ bay tối đa của nó có thể đạt 580km/h với tầm hoạt động hơn 1.000km.
Về hệ thống vũ khí, P-40 được trang bị 6 súng máy 12.7mm M2 Browning ở hai bên cánh cùng cơ số đạn hơn 200 viên. Ngoài ra nó cũng có thể mang theo tối đa từ 450-900kg bom hoặc rocket các loại tùy thuộc vào nhiệm vụ