Hy Trương, tác giả cuốn sách “Nhân tướng học” đã mượn hình dạng của 10
chữ Hán là: Do, Giáp, Thân, Điền, Đồng, Vương, Viên, Mộc, Dụng và Phong
để tượng trưng cho 10 khuôn mặt điển hình. Diện mạo của con người có muôn vàn hình thái, tuy nhiên, theo tác giả
cuốn sách, nếu người biết suy đoán sẽ dựa vào gốc chính mà suy ra được
muôn vạn cái khác bắt nguồn từ cái gốc mà ra. Lối phân loại này dựa vào sự chính (tức là đúng cách) và sự thiên (tức
là tạp cách) của Ngũ hành. Bởi vậy, dù mỗi khuôn mặt của con người có
rất nhiều nét khác biệt nhưng vẫn không ra khỏi những nét điển hình khái
quát của 10 mẫu dựa vào hình dạng của 10 chữ kể trên.Thứ nhất, khuôn mặt chữ Do với phần thiên đình (trán) hẹp và dài, địa
các (cằm) nở to tạo thành tướng cách hữu địa vô thiên. Đàn ông có khuôn
mặt chữ Do, chủ về 20 năm đầu của cuộc đời cô đơn, khổ sở, di sản tổ
tiên để lại không đáng kể, tự lực cánh sinh, từ thuở trung niên mới có
thể khá giả. Đàn bà có tướng mặt hình chữ Do thì hay gặp cảnh khốn khổ. Nếu ngũ quan
tương xứng tốt và cân xứng thì con cháu làm nên. Nếu chỉ có vẻ kiều mỹ
bề ngoài mà không có vẻ oai nghiêm thì phúc lộc chỉ ở mức bình thường.Khuôn mặt hình chữ Giáp là phần trán nở rộng và cao, cằm hẹp và dài,
hình thể ẻo lả tạo thành tướng cách hữu thiên vô địa. Người có tướng này
phần lớn không đủ tài lộc. Nếu thanh nhiều trọc ít thì từ nhỏ đến 25
tuổi thường được hưởng kiếp sống thanh nhành nhưng không tránh khỏi cảnh
tiền phú hậu bần. Nếu ngũ quan khuyết hãm thì vãn cận lại càng thê
thảm.Khuôn mặt hình chữ Thân có phần trán trên nhỏ gọn, dưới nở, hai gò má và
mi nở cả chiều ngang và chiều dọc, phần cằm hẹp mà dài. Người có khuôn
mặt chữ Thân tuổi trẻ gặp nhiều vất vả. Nếu ngũ quan toàn hảo, thần thái
thanh nhã thì có phần phú quý, đa thọ nhưng về già cô độc. Khuôn mặt chữ Điền là khuôn mặt có
phần trán vuông, nảy nở, phía cằm đầy đặn, vuông vắn. Người có khuôn
mặt chữ Điền có vận mệnh khả quan từ trẻ đến già. Nếu có ngũ quan toàn
hảo, khí chất siêu phàm thì quý hiển vô cùng. Người có khuôn mặt chữ Điền nhưng có bộ vị ngắn, nhỏ, thân hình lùn và
mập, sắc da trắng bệch thường tổn thọ. Nếu ngũ quan tuy không khuyết hãm
nhưng không toàn mỹ thì chỉ có chút ít của cải. Khuôn mặt hình chữ Đồng có tam đình trên khuôn mặt đều cân xứng, nảy nở,
không có bộ vị nào hỏng về hình thức và thực chất. Đây được coi là
khuôn mặt thượng cách. Đàn ông có khuôn mặt chữ Đồng thì ba giai đoạn:
trẻ, trung niên và già đều hanh thông về mọi phương diện. Đàn bà mà có tướng mặt chữ Đồng thường suốt đời được hưởng hạnh phúc, không biết đau khổ là gì.Khuôn mặt chữ Vượng có thiên đình nảy nở cân xứng, trung đình vuông vức
nhưng trơ xương, hạ đình nảy nở nhưng thịt ít, xương nhiều. Người có
gương mặt chữ Vượng thường tài lộc bất toàn. Nếu ngũ quan ngắn thì có
danh không có lộc, hoặc có lộc lại vô danh khó có danh lợi song toàn. Người có khuôn mặt tròn, mắt tròn,
tay tròn và miệng gần như tròn được gọi là khuôn mặt chữ Viên. Người có
khuôn mặt chữ Viên mà da trắng, khí sắc trì trệ thì thường chết yểu.
Nếu ngũ quan phá, liệt cách thì đời sống bệnh tật, vất vả. Thiên đình cao mà hẹp, phần trung đình ngắn và thiếu nảy nở, phần hạ
đình dài mà hẹp gọi là khuôn mặt chữ Mộc. Đây là tướng hạ cách. Nếu ngũ
quan không lệch lạc, phá hãm thì thuở nhỏ có thể an nhàn nhưng về sau
dần lụi bại. Đàn bà có tướng mặt như trên thì hình phu khắc tử nhưng lại rất thọ. Sự
khắc chồng con và cô độc nặng nhẹ tùy theo thần khí và ngũ quan tốt xấu. Khuôn mặt không cân xứng, thiếu ngay thẳng, ngũ quan lệch lạc thì gọi là
khuôn mặt chữ Dung. Người có khuôn mặt này hình thê khắc tử, cơ khổ
lênh đênh đến già. Nếu khuôn mặt phần bên trái vuông vắn, đều đặn và nảy nở, phần cằm đầy
và rộng nhưng phần lưỡng quyền thấp và hẹp gọi là khuôn mặt hình chữ
Phong. Nếu thân thể hư nhược, ngũ quan bình thường thì người có khuôn
mặt chữ Phong tạm đủ ăn đủ mặc, trung niên trắc trở, dần suy sụp. Thân
thể hư nhược nhưng ngũ quan toàn hảo thì có thể tạm gọi là phú quý nếu
thân cận với quý nhân. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa. Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo).
Hy Trương, tác giả cuốn sách “Nhân tướng học” đã mượn hình dạng của 10
chữ Hán là: Do, Giáp, Thân, Điền, Đồng, Vương, Viên, Mộc, Dụng và Phong
để tượng trưng cho 10 khuôn mặt điển hình.
Diện mạo của con người có muôn vàn hình thái, tuy nhiên, theo tác giả
cuốn sách, nếu người biết suy đoán sẽ dựa vào gốc chính mà suy ra được
muôn vạn cái khác bắt nguồn từ cái gốc mà ra.
Lối phân loại này dựa vào sự chính (tức là đúng cách) và sự thiên (tức
là tạp cách) của Ngũ hành. Bởi vậy, dù mỗi khuôn mặt của con người có
rất nhiều nét khác biệt nhưng vẫn không ra khỏi những nét điển hình khái
quát của 10 mẫu dựa vào hình dạng của 10 chữ kể trên.
Thứ nhất, khuôn mặt chữ Do với phần thiên đình (trán) hẹp và dài, địa
các (cằm) nở to tạo thành tướng cách hữu địa vô thiên. Đàn ông có khuôn
mặt chữ Do, chủ về 20 năm đầu của cuộc đời cô đơn, khổ sở, di sản tổ
tiên để lại không đáng kể, tự lực cánh sinh, từ thuở trung niên mới có
thể khá giả.
Đàn bà có tướng mặt hình chữ Do thì hay gặp cảnh khốn khổ. Nếu ngũ quan
tương xứng tốt và cân xứng thì con cháu làm nên. Nếu chỉ có vẻ kiều mỹ
bề ngoài mà không có vẻ oai nghiêm thì phúc lộc chỉ ở mức bình thường.
Khuôn mặt hình chữ Giáp là phần trán nở rộng và cao, cằm hẹp và dài,
hình thể ẻo lả tạo thành tướng cách hữu thiên vô địa. Người có tướng này
phần lớn không đủ tài lộc. Nếu thanh nhiều trọc ít thì từ nhỏ đến 25
tuổi thường được hưởng kiếp sống thanh nhành nhưng không tránh khỏi cảnh
tiền phú hậu bần. Nếu ngũ quan khuyết hãm thì vãn cận lại càng thê
thảm.
Khuôn mặt hình chữ Thân có phần trán trên nhỏ gọn, dưới nở, hai gò má và
mi nở cả chiều ngang và chiều dọc, phần cằm hẹp mà dài. Người có khuôn
mặt chữ Thân tuổi trẻ gặp nhiều vất vả. Nếu ngũ quan toàn hảo, thần thái
thanh nhã thì có phần phú quý, đa thọ nhưng về già cô độc.
Khuôn mặt chữ Điền là khuôn mặt có
phần trán vuông, nảy nở, phía cằm đầy đặn, vuông vắn. Người có khuôn
mặt chữ Điền có vận mệnh khả quan từ trẻ đến già. Nếu có ngũ quan toàn
hảo, khí chất siêu phàm thì quý hiển vô cùng.
Người có khuôn mặt chữ Điền nhưng có bộ vị ngắn, nhỏ, thân hình lùn và
mập, sắc da trắng bệch thường tổn thọ. Nếu ngũ quan tuy không khuyết hãm
nhưng không toàn mỹ thì chỉ có chút ít của cải.
Khuôn mặt hình chữ Đồng có tam đình trên khuôn mặt đều cân xứng, nảy nở,
không có bộ vị nào hỏng về hình thức và thực chất. Đây được coi là
khuôn mặt thượng cách. Đàn ông có khuôn mặt chữ Đồng thì ba giai đoạn:
trẻ, trung niên và già đều hanh thông về mọi phương diện.
Đàn bà mà có tướng mặt chữ Đồng thường suốt đời được hưởng hạnh phúc, không biết đau khổ là gì.
Khuôn mặt chữ Vượng có thiên đình nảy nở cân xứng, trung đình vuông vức
nhưng trơ xương, hạ đình nảy nở nhưng thịt ít, xương nhiều. Người có
gương mặt chữ Vượng thường tài lộc bất toàn. Nếu ngũ quan ngắn thì có
danh không có lộc, hoặc có lộc lại vô danh khó có danh lợi song toàn.
Người có khuôn mặt tròn, mắt tròn,
tay tròn và miệng gần như tròn được gọi là khuôn mặt chữ Viên. Người có
khuôn mặt chữ Viên mà da trắng, khí sắc trì trệ thì thường chết yểu.
Nếu ngũ quan phá, liệt cách thì đời sống bệnh tật, vất vả.
Thiên đình cao mà hẹp, phần trung đình ngắn và thiếu nảy nở, phần hạ
đình dài mà hẹp gọi là khuôn mặt chữ Mộc. Đây là tướng hạ cách. Nếu ngũ
quan không lệch lạc, phá hãm thì thuở nhỏ có thể an nhàn nhưng về sau
dần lụi bại. Đàn bà có tướng mặt như trên thì hình phu khắc tử nhưng lại rất thọ. Sự
khắc chồng con và cô độc nặng nhẹ tùy theo thần khí và ngũ quan tốt xấu.
Khuôn mặt không cân xứng, thiếu ngay thẳng, ngũ quan lệch lạc thì gọi là
khuôn mặt chữ Dung. Người có khuôn mặt này hình thê khắc tử, cơ khổ
lênh đênh đến già.
Nếu khuôn mặt phần bên trái vuông vắn, đều đặn và nảy nở, phần cằm đầy
và rộng nhưng phần lưỡng quyền thấp và hẹp gọi là khuôn mặt hình chữ
Phong. Nếu thân thể hư nhược, ngũ quan bình thường thì người có khuôn
mặt chữ Phong tạm đủ ăn đủ mặc, trung niên trắc trở, dần suy sụp. Thân
thể hư nhược nhưng ngũ quan toàn hảo thì có thể tạm gọi là phú quý nếu
thân cận với quý nhân. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa. Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo).