Đó chính là nhà đấu xảo, một công trình do kiến trúc sư người Pháp Bussy thiết kế, khánh thành năm 1902.
Như một tòa lâu đài lớn, Nhà đấu xảo được coi là điểm nhấn kiến trúc đặc sắc nhất ở Hà Nội vào thời điểm 10 năm trước khi Nhà hát lớn thành phố được khai trương (1911).Tòa nhà có chiều dài 110m, rộng 30m và cao 27m, phần giữa là một gian mái tròn nối với các gian khác bằng nhiều hành lang, hai phía gian đầu có những mái tròn nhỏ hơn, nằm trong một khuôn viên rộng tới 3.000m2. Cửa vào nhà đấu xảo đặt hai con sư tử đồng lớn, ngay nay vẫn còn (được đặt trước cửa vào rạp xiếc Trung ương ở Hà Nội).Sự ra mắt của nhà đấu xảo gắn liền với một sự kiện trọng đại: cuộc triển lãm mang tầm vóc quốc tế với sự tham dự của nhiều quốc gia nhân dịp khánh thành tòa nhà vào ngày 16-11-1902. Cuộc triển lãm này còn được gọi là hội chợ đấu xảo. “Đấu xảo” là một cách gọi tương đương với từ “triển lãm” ngày nay, được hiểu như một cuộc trưng bày có sự ganh đua về sự “tinh xảo” của các sản phẩm.
Vào thời thuộc địa, sản phẩm chủ yếu của Đông Dương là nông, lâm sản, hai sản và thủ công nghiệp. Hội chợ đấu xảo là một trong số ít những hoạt động của chính quyền thực dân mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động vì nó tạo ra công ăn việc làm cho một số làng nghề.
Sau này, nhà đấu xảo được chuyển giao để thành lập một bảo tàng kinh tế đầu tiên và lớn nhất Đông Dương, mang tên Maurice Long.
Khi người Nhật chiếm Đông Dương, họ đã biến đấu xảo thành một doanh trại và kho quân lương, vũ khí vì tòa nhà này tầng trệt là một tầng hầm kiên cố.
Vì lý do này, nhà đấu xảo đã bị san phẳng trong các cuộc ném bom của không quân Đồng Minh.Tại vị trí của nhà đấu xảo cũ, từ năm 1978 - 1985, Công đoàn Liên Xô đã xây tặng cho nhân dân Hà Nội một cung văn hóa làm nơi sinh hoạt, giải trí, ngày nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
Đó chính là nhà đấu xảo, một công trình do kiến trúc sư người Pháp Bussy thiết kế, khánh thành năm 1902.
Như một tòa lâu đài lớn, Nhà đấu xảo được coi là điểm nhấn kiến trúc đặc sắc nhất ở Hà Nội vào thời điểm 10 năm trước khi Nhà hát lớn thành phố được khai trương (1911).
Tòa nhà có chiều dài 110m, rộng 30m và cao 27m, phần giữa là một gian mái tròn nối với các gian khác bằng nhiều hành lang, hai phía gian đầu có những mái tròn nhỏ hơn, nằm trong một khuôn viên rộng tới 3.000m2. Cửa vào nhà đấu xảo đặt hai con sư tử đồng lớn, ngay nay vẫn còn (được đặt trước cửa vào rạp xiếc Trung ương ở Hà Nội).
Sự ra mắt của nhà đấu xảo gắn liền với một sự kiện trọng đại: cuộc triển lãm mang tầm vóc quốc tế với sự tham dự của nhiều quốc gia nhân dịp khánh thành tòa nhà vào ngày 16-11-1902. Cuộc triển lãm này còn được gọi là hội chợ đấu xảo.
“Đấu xảo” là một cách gọi tương đương với từ “triển lãm” ngày nay, được hiểu như một cuộc trưng bày có sự ganh đua về sự “tinh xảo” của các sản phẩm.
Vào thời thuộc địa, sản phẩm chủ yếu của Đông Dương là nông, lâm sản, hai sản và thủ công nghiệp. Hội chợ đấu xảo là một trong số ít những hoạt động của chính quyền thực dân mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động vì nó tạo ra công ăn việc làm cho một số làng nghề.
Sau này, nhà đấu xảo được chuyển giao để thành lập một bảo tàng kinh tế đầu tiên và lớn nhất Đông Dương, mang tên Maurice Long.
Khi người Nhật chiếm Đông Dương, họ đã biến đấu xảo thành một doanh trại và kho quân lương, vũ khí vì tòa nhà này tầng trệt là một tầng hầm kiên cố.
Vì lý do này, nhà đấu xảo đã bị san phẳng trong các cuộc ném bom của không quân Đồng Minh.
Tại vị trí của nhà đấu xảo cũ, từ năm 1978 - 1985, Công đoàn Liên Xô đã xây tặng cho nhân dân Hà Nội một cung văn hóa làm nơi sinh hoạt, giải trí, ngày nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.