Thị trấn Pompeii nằm gần vùng Naples
của Italia, được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 7-6 trước Công nguyên
bởi người Osci hay Oscan, một sắc tộc có nguồn gốc từ trung tâm Italia.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, đến thế kỷ 1TCN, thị trấn này nằm dưới sự
kiểm soát của người La Mã. Ngày 24/8/79 TCN, định mệnh nghiệt ngã đã ập
xuống Pompeii: Ngọn núi lửa Vesuvius cách đó khoảng 5 dặm phun trào và
nhấn chìm thị trấn trong đất đá, dung nham và tro bụi. Kể từ đó Pompeii bị vùi sâu vào lòng
đất và dần dần bị lãng quên. Cho đến tận năm 1748, thị trấn mới bất ngờ
được phát hiện trở lại. Trong nhiều thập niên sau đó, những nỗ lực khai
quật Pompeii đã được tiến hành nhằm hé lộ những ẩn số của một đô thị
thuộc đế chế La Mã trong thời kỳ cực thịnh. Với cư dân Pompeii thời đó, vụ phun trào của Vesuvius là một đại thảm họa. Nhưng đối với các nhà khảo cổ, đây thực sự là món quà trời cho vì vụ phun trào đã “đóng băng” toàn bộ thị trấn với các giá trị lịch sử của nó.
Các công trình của Pompeii như nhà cửa, biệt thự, chợ, nhà hát, nhà tắm công cộng và hàng nghìn hiện vật quý đã được giữ gìn nguyên trạng dưới lớp tro bụi, cung cấp một cái nhìn phong phú về đời sống của cư dân La Mã thời đó.
Trong những cuộc khai quật đầu tiên tại chỗ, những khoảng trống chứa xương người thỉnh thoảng được bắt gặp trong lớp tro. Nhà khảo cổ người Italia Giuseppe Fiorelli (1823–1896) đã nhận ra những khoảng trống đó là do các cơ thể đã phân huỷ để lại và nghĩ ra kỹ thuật bơm thạch cao vào đó để tái lập một cách hoàn hảo hình dạng của các nạn nhân. Kết quả thu được rất chính xác và những hình dạng kỳ lạ của những người dân Pompeii bất hạnh không thể trốn thoát, trong khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời.Có vô vàn tư thế khác nhau của các nạn nhân. Tất cả có điểm chung là thể hiện sự đau đớn quằn quại, đầy ám ảnh. Những khuôn mặt dù không còn rõ hình hài, nhưng vẫn toát lên vẻ kinh hoàng.
Loài vật cũng chịu chung số phận với con người. Các nhà khảo cổ cho rằng chú chó này đã bị xích bên ngoài nhà của Vesonius Primus, một thợ hồ vải Pompeii. Sự tàn khốc của thảm họa được thể hiện rõ ràng hơn trong một nấm mồ tập thể, nơi các xác chết chồng chất lên nhau và không thể dùng kỹ thuật bơm thạch cao để khôi phục hình dạng. Theo phỏng đoán, ở thời điểm vụ phun trào diễn ra, Pompeii có khoảng 20.000 dân. Một phần trong số đó đã thoát khỏi thảm họa bằng nhiều cách khác nhau, nhưng rất nhiều người khác không được may mắn như vậy.
Bên cạnh những xác chết đầy vẻ đau đớn, rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của Pompeii đã được tro bụi của ngọn núi lửa bảo tồn. Đó là vô số những bức tranh tường, ngoài giá trị thẩm mỹ độc đáo còn cung cấp những thông tin chi tiết về cuộc sống hàng ngày của người dân thị trấn. Rất nhiều bức tranh và cả đồ vật mang đậm sắc thái phồn thực, cho thấy các quan niệm về tình dục của nền văn hoá La Mã thời ấy tự do và phóng khoáng hơn rất nhiều nền văn hoá hiện nay. Trong nhiều ngôi nhà khác, các vật dụng liên quan tới nghề nghiệp của người chủ như nghề làm gốm, thợ gặt… v..v được lưu giữ đầy đủ. Những tấm biển tên phố bằng chữ cái Latinh trông như thể mới được gắn ngày hôm qua. Một bữa sáng "nóng hổi". Tàn tích Pompeii và đỉnh núi lửa Vesuvius ở phía xa. Ngày nay 2/3 diện tích Pompeii đã được khai quật. Địa điểm này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và là một trong những điểm thu hút đông khách du lịch nhất tại Italia, với gần 3 triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Để khám phá toàn bộ khu vực, du khách sẽ phải mất vài ngày.
Thị trấn Pompeii nằm gần vùng Naples
của Italia, được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 7-6 trước Công nguyên
bởi người Osci hay Oscan, một sắc tộc có nguồn gốc từ trung tâm Italia.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, đến thế kỷ 1TCN, thị trấn này nằm dưới sự
kiểm soát của người La Mã. Ngày 24/8/79 TCN, định mệnh nghiệt ngã đã ập
xuống Pompeii: Ngọn núi lửa Vesuvius cách đó khoảng 5 dặm phun trào và
nhấn chìm thị trấn trong đất đá, dung nham và tro bụi.
Kể từ đó Pompeii bị vùi sâu vào lòng
đất và dần dần bị lãng quên. Cho đến tận năm 1748, thị trấn mới bất ngờ
được phát hiện trở lại. Trong nhiều thập niên sau đó, những nỗ lực khai
quật Pompeii đã được tiến hành nhằm hé lộ những ẩn số của một đô thị
thuộc đế chế La Mã trong thời kỳ cực thịnh.
Với cư dân Pompeii thời đó, vụ phun trào của Vesuvius là một đại thảm họa. Nhưng đối với các nhà khảo cổ, đây thực sự là món quà trời cho vì vụ phun trào đã “đóng băng” toàn bộ thị trấn với các giá trị lịch sử của nó.
Các công trình của Pompeii như nhà cửa, biệt thự, chợ, nhà hát, nhà tắm công cộng và hàng nghìn hiện vật quý đã được giữ gìn nguyên trạng dưới lớp tro bụi, cung cấp một cái nhìn phong phú về đời sống của cư dân La Mã thời đó.
Trong những cuộc khai quật đầu tiên tại chỗ, những khoảng trống chứa xương người thỉnh thoảng được bắt gặp trong lớp tro. Nhà khảo cổ người Italia Giuseppe Fiorelli (1823–1896) đã nhận ra những khoảng trống đó là do các cơ thể đã phân huỷ để lại và nghĩ ra kỹ thuật bơm thạch cao vào đó để tái lập một cách hoàn hảo hình dạng của các nạn nhân.
Kết quả thu được rất chính xác và những hình dạng kỳ lạ của những người dân Pompeii bất hạnh không thể trốn thoát, trong khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời.
Có vô vàn tư thế khác nhau của các nạn nhân. Tất cả có điểm chung là thể hiện sự đau đớn quằn quại, đầy ám ảnh.
Những khuôn mặt dù không còn rõ hình hài, nhưng vẫn toát lên vẻ kinh hoàng.
Loài vật cũng chịu chung số phận với con người. Các nhà khảo cổ cho rằng chú chó này đã bị xích bên ngoài nhà của Vesonius Primus, một thợ hồ vải Pompeii.
Sự tàn khốc của thảm họa được thể hiện rõ ràng hơn trong một nấm mồ tập thể, nơi các xác chết chồng chất lên nhau và không thể dùng kỹ thuật bơm thạch cao để khôi phục hình dạng.
Theo phỏng đoán, ở thời điểm vụ phun trào diễn ra, Pompeii có khoảng 20.000 dân. Một phần trong số đó đã thoát khỏi thảm họa bằng nhiều cách khác nhau, nhưng rất nhiều người khác không được may mắn như vậy.
Bên cạnh những xác chết đầy vẻ đau đớn, rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của Pompeii đã được tro bụi của ngọn núi lửa bảo tồn. Đó là vô số những bức tranh tường, ngoài giá trị thẩm mỹ độc đáo còn cung cấp những thông tin chi tiết về cuộc sống hàng ngày của người dân thị trấn.
Rất nhiều bức tranh và cả đồ vật mang đậm sắc thái phồn thực, cho thấy các quan niệm về tình dục của nền văn hoá La Mã thời ấy tự do và phóng khoáng hơn rất nhiều nền văn hoá hiện nay.
Trong nhiều ngôi nhà khác, các vật dụng liên quan tới nghề nghiệp của người chủ như nghề làm gốm, thợ gặt… v..v được lưu giữ đầy đủ.
Những tấm biển tên phố bằng chữ cái Latinh trông như thể mới được gắn ngày hôm qua.
Một bữa sáng "nóng hổi".
Tàn tích Pompeii và đỉnh núi lửa Vesuvius ở phía xa.
Ngày nay 2/3 diện tích Pompeii đã được khai quật. Địa điểm này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và là một trong những điểm thu hút đông khách du lịch nhất tại Italia, với gần 3 triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Để khám phá toàn bộ khu vực, du khách sẽ phải mất vài ngày.