Dù được sản xuất từ năm 1992 nhưng tới tận ngày nay, McLaren F1 vẫn là siêu xe sản xuất hàng loạt với động cơ nạp khí tự nhiên nhanh nhất Thế giới. McLaren chỉ sản xuất tổng cộng 106 chiếc F1; trong đó phiên bản thường có số lượng 69 chiếc, bản siêu xe McLaren F1 LM có 6 chiếc, 3 chiếc "đuôi dài" F1 GT và 28 bản đua F1 GTR.Không tính 5 chiếc xe thử nghiệm, trong tổng số 64 chiếc F1 phiên bản thường, chỉ có duy nhất 2 chiếc trên toàn Thế giới được chủ xe đặt hàng gói trang bị thể thao High Downforce Pack (HDF). Với gói trang bị này, hiệu năng khí động học và công suất của F1 sẽ được nâng lên cao hơn nữa, khiến chiếc xe vận hành hiệu quả hơn trên đường đua.Về cơ bản, McLaren F1 HDF sẽ được độ lại với ngoại hình tương tự phiên bản McLaren F1 LM với cản trước và sau có thiết kế y hệt, có tác dụng tăng lực nén thân xe ở tốc độ cao và giải nhiệt động cơ tốt hơn.. Ngoài ra, ở phía trên vòm bánh trước của xe cũng có các khe thoát nhiệt lớn dành cho hệ thống phanh.Thay vì mâm 17 inch của F1 bản thường, F1 HDF cũng sở hữu bộ mâm OZ Racing hình sao 5 cánh với đường kính 18 inch lớn hơn, nhưng vẫn có trọng lượng nhẹ. Ở phía đuôi xe, McLaren cũng lắp cho F1 HDF một cánh đuôi cực lớn bằng sợi carbon.Do được nâng cấp từ phiên bản F1 thường nên so với cả bản F1 thể thao khác, nội thất của McLaren F1 HDF vẫn giữ nguyên sự tiện nghi và thoải mái để có thể sử dụng hàng ngày. Tới thời điểm hiện tại, F1 vẫn là một trong những dòng xe có cách bố trí ghế độc đáo nhất với ghế lái nằm chính giữa, cùng với 2 ghế hành khách nằm hai bên,Trên phiên bản F1 HDF, khối động cơ V12 6.1l nạp khí tự nhiên với tên mã S70/2 có nguồn gốc từ BMW đã được nâng cấp lên cấu hình của McLaren F1 LM, với số vòng tua cực đại cao hơn 1000 rpm so với F1 thường và công suất tối đa đạt 680 mã lực. Kết hợp với động cơ là hộp số sàn 6 cấp và hệ dẫn động cầu sau.Bên cạnh động cơ, hệ thống treo của McLaren F1 HDF cũng được nâng cấp để đem tới cảm giác lái thể thao hơn. Xe đạt tốc độ tối đa khoảng hơn 360 km/h thay vì 373 km/h như phiên bản thường do có cánh đuôi cản gió hơn. Bù lại, độ ổn định và bám đường của F1 HDF vượt trội hơn hẳn so với phiên bản thường.1 trong 2 chiếc F1 HDF trên Thế giới hiện đang thuộc sở hữu của ông Andrew Bagnall - tay đua nghiệp dư và đồng thời là một nhà đầu tư mạo hiểm tới từ New Zealand. Chiếc xe này được ông mua lại từ hơn 10 năm trước và có số chassis #18. Dù là một mẫu siêu xe cực hiếm với giá trị cao nhưng hàng tháng, ông Bagnall vẫn chạy nó mỗi tháng một lần. Nếu như bán lại, hiện tại giá trị của F1 HDF không thể dưới mức 10 triệu USD.Trong cuộc đời, ông Bagnall đã từng sở hữu và mua đi bán lại nhiều siêu xe đẳng cấp khác nhưng với F1 HDF, ông muốn giữ nó mãi mãi. Theo ông Bagnall, chiếc xe "thực sự phi thường" và với gói trang bị HDF, nó đem tới cảm giác lái hoàn toàn khác biệt trên đường đua so với phiên bản thường. Bên cạnh F1 HDF, ông cũng sở hữu một chiếc P1 đời mới với cấu hình tương tự.
Dù được sản xuất từ năm 1992 nhưng tới tận ngày nay, McLaren F1 vẫn là siêu xe sản xuất hàng loạt với động cơ nạp khí tự nhiên nhanh nhất Thế giới. McLaren chỉ sản xuất tổng cộng 106 chiếc F1; trong đó phiên bản thường có số lượng 69 chiếc, bản siêu xe McLaren F1 LM có 6 chiếc, 3 chiếc "đuôi dài" F1 GT và 28 bản đua F1 GTR.
Không tính 5 chiếc xe thử nghiệm, trong tổng số 64 chiếc F1 phiên bản thường, chỉ có duy nhất 2 chiếc trên toàn Thế giới được chủ xe đặt hàng gói trang bị thể thao High Downforce Pack (HDF). Với gói trang bị này, hiệu năng khí động học và công suất của F1 sẽ được nâng lên cao hơn nữa, khiến chiếc xe vận hành hiệu quả hơn trên đường đua.
Về cơ bản, McLaren F1 HDF sẽ được độ lại với ngoại hình tương tự phiên bản McLaren F1 LM với cản trước và sau có thiết kế y hệt, có tác dụng tăng lực nén thân xe ở tốc độ cao và giải nhiệt động cơ tốt hơn.. Ngoài ra, ở phía trên vòm bánh trước của xe cũng có các khe thoát nhiệt lớn dành cho hệ thống phanh.
Thay vì mâm 17 inch của F1 bản thường, F1 HDF cũng sở hữu bộ mâm OZ Racing hình sao 5 cánh với đường kính 18 inch lớn hơn, nhưng vẫn có trọng lượng nhẹ. Ở phía đuôi xe, McLaren cũng lắp cho F1 HDF một cánh đuôi cực lớn bằng sợi carbon.
Do được nâng cấp từ phiên bản F1 thường nên so với cả bản F1 thể thao khác, nội thất của McLaren F1 HDF vẫn giữ nguyên sự tiện nghi và thoải mái để có thể sử dụng hàng ngày. Tới thời điểm hiện tại, F1 vẫn là một trong những dòng xe có cách bố trí ghế độc đáo nhất với ghế lái nằm chính giữa, cùng với 2 ghế hành khách nằm hai bên,
Trên phiên bản F1 HDF, khối động cơ V12 6.1l nạp khí tự nhiên với tên mã S70/2 có nguồn gốc từ BMW đã được nâng cấp lên cấu hình của McLaren F1 LM, với số vòng tua cực đại cao hơn 1000 rpm so với F1 thường và công suất tối đa đạt 680 mã lực. Kết hợp với động cơ là hộp số sàn 6 cấp và hệ dẫn động cầu sau.
Bên cạnh động cơ, hệ thống treo của McLaren F1 HDF cũng được nâng cấp để đem tới cảm giác lái thể thao hơn. Xe đạt tốc độ tối đa khoảng hơn 360 km/h thay vì 373 km/h như phiên bản thường do có cánh đuôi cản gió hơn. Bù lại, độ ổn định và bám đường của F1 HDF vượt trội hơn hẳn so với phiên bản thường.
1 trong 2 chiếc F1 HDF trên Thế giới hiện đang thuộc sở hữu của ông Andrew Bagnall - tay đua nghiệp dư và đồng thời là một nhà đầu tư mạo hiểm tới từ New Zealand. Chiếc xe này được ông mua lại từ hơn 10 năm trước và có số chassis #18. Dù là một mẫu siêu xe cực hiếm với giá trị cao nhưng hàng tháng, ông Bagnall vẫn chạy nó mỗi tháng một lần. Nếu như bán lại, hiện tại giá trị của F1 HDF không thể dưới mức 10 triệu USD.
Trong cuộc đời, ông Bagnall đã từng sở hữu và mua đi bán lại nhiều siêu xe đẳng cấp khác nhưng với F1 HDF, ông muốn giữ nó mãi mãi. Theo ông Bagnall, chiếc xe "thực sự phi thường" và với gói trang bị HDF, nó đem tới cảm giác lái hoàn toàn khác biệt trên đường đua so với phiên bản thường. Bên cạnh F1 HDF, ông cũng sở hữu một chiếc P1 đời mới với cấu hình tương tự.