Dù vẻ ngoài có phần hơi thô kệch nhưng thực tế, Tesla Cybertruck 2024 mới lại là một trong những mẫu xe đầu tiên sử dụng thép không gỉ cán nguội để làm phần khung xe. Đây là một vật liệu siêu cứng và có khả năng chống đạn cấp độ thấp (9mm).Phần khung được làm bằng chất liệu này giúp xe bán tải điện Tesla Cybertruck có độ cứng cáp vượt trội, chống va đập và đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng. Trên thực tế, thép cán nóng có thể dễ uốn và dễ định hình tuy nhiên lại có độ bền và độ cứng thấp hơn thép cán nguội.Quy trình sản xuất thép cán nguội phải đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và công nghệ chuyên biệt hơn vì thế chi phí sản xuất sẽ nhỉnh hơn từ 20-50% so với thép cán nóng. Dù vậy, phía Tesla vẫn chấp nhận chi phí sản xuất đắt đỏ này để mong muốn mang đến cho người dùng một sản phẩm chất lượng nhất.Về quy trình sản xuất, thép không gỉ cán nguội 30X có độ cứng cao, khó dập và uốn nắn. Để tạo nên những hình dạng góc cạnh sắc nét đặc trưng của Cybertruck, Tesla phải sử dụng các máy ép có công suất lớn hơn và kỹ thuật gia công chính xác cao hơn.Thậm chí, việc cắt thép để tạo thành các đường nét cũng đòi hỏi kỹ thuật khác biệt so với thép cán nóng. Bên cạnh đó, việc thép cán nguội có độ bền cao cũng khiến việc sơn phủ và hoàn thiện bề mặt trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi các lớp phủ bảo vệ đặc biệt để duy trì vẻ ngoài thẩm mỹ và chống lại các tác động từ môi trường.Thông thường, các mẫu xe khác sẽ có phần thân và khung xe được thiết kế để hấp thụ lực khi va chạm, giúp giảm thiểu thương tích cho người bên ngoài và bên trong xe. Tuy nhiên, Cybertruck lại khác, mẫu bán tải này được làm từ thép không gỉ siêu cứng, nó sẽ không hấp thụ lực mà ngược lại có thể truyền toàn bộ lực tác động đến đối tượng bị va chạm, điều này có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện hay người đi bộ.Chính bởi điều này mà Tesla Cybertruck đang gặp khó trong việc xin cấp phép lưu hành tại thị trường Châu Âu nơi có quy định nghiêm ngặt để bảo vệ người đi bộ. Hệ thống khung gầm này cũng khiến người dùng Tesla Cybertruck phải “méo mặt” với chi phí sửa chữa nếu xe không may bị hư hại.Cụ thể, nếu phần thân xe bị hư hại cần thay thế, chi phí có thể lên đến 10.000 - 15.000 USD (,25 - 381,3 triệu đồng). Sở dĩ phải chi trả số tiền lớn như vậy là do Cybertruck có khung thép cứng khó thay thế từng mảnh mà phải thay cả khung.Chi phí thay thế và sửa đắt đỏ, thời gian chờ đợi để sửa chữa xe cũng mất khá lâu. Ví dụ như, một chiếc xe thông thường chỉ mất một ngày để sửa chữa, thay thế phụ tùng còn Cybertruck phải mất đến vài ngày hoặc thậm chí một tuần do cần có các thiết bị đặc biệt và kỹ thuật sửa chữa phức tạp.Chưa hết, không phải trung tâm sửa chữa nào cũng có thể sửa chữa Cybertruck, người dùng phải “đỏ mắt” tìm kiếm mới có thể chọn được trung tâm có chuyên môn và công nghệ phù hợp.Video: Ra mắt bán tải điện Tesla Cybertruck tại Đông Nam Á.
Dù vẻ ngoài có phần hơi thô kệch nhưng thực tế, Tesla Cybertruck 2024 mới lại là một trong những mẫu xe đầu tiên sử dụng thép không gỉ cán nguội để làm phần khung xe. Đây là một vật liệu siêu cứng và có khả năng chống đạn cấp độ thấp (9mm).
Phần khung được làm bằng chất liệu này giúp xe bán tải điện Tesla Cybertruck có độ cứng cáp vượt trội, chống va đập và đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng. Trên thực tế, thép cán nóng có thể dễ uốn và dễ định hình tuy nhiên lại có độ bền và độ cứng thấp hơn thép cán nguội.
Quy trình sản xuất thép cán nguội phải đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và công nghệ chuyên biệt hơn vì thế chi phí sản xuất sẽ nhỉnh hơn từ 20-50% so với thép cán nóng. Dù vậy, phía Tesla vẫn chấp nhận chi phí sản xuất đắt đỏ này để mong muốn mang đến cho người dùng một sản phẩm chất lượng nhất.
Về quy trình sản xuất, thép không gỉ cán nguội 30X có độ cứng cao, khó dập và uốn nắn. Để tạo nên những hình dạng góc cạnh sắc nét đặc trưng của Cybertruck, Tesla phải sử dụng các máy ép có công suất lớn hơn và kỹ thuật gia công chính xác cao hơn.
Thậm chí, việc cắt thép để tạo thành các đường nét cũng đòi hỏi kỹ thuật khác biệt so với thép cán nóng. Bên cạnh đó, việc thép cán nguội có độ bền cao cũng khiến việc sơn phủ và hoàn thiện bề mặt trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi các lớp phủ bảo vệ đặc biệt để duy trì vẻ ngoài thẩm mỹ và chống lại các tác động từ môi trường.
Thông thường, các mẫu xe khác sẽ có phần thân và khung xe được thiết kế để hấp thụ lực khi va chạm, giúp giảm thiểu thương tích cho người bên ngoài và bên trong xe.
Tuy nhiên, Cybertruck lại khác, mẫu bán tải này được làm từ thép không gỉ siêu cứng, nó sẽ không hấp thụ lực mà ngược lại có thể truyền toàn bộ lực tác động đến đối tượng bị va chạm, điều này có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện hay người đi bộ.
Chính bởi điều này mà Tesla Cybertruck đang gặp khó trong việc xin cấp phép lưu hành tại thị trường Châu Âu nơi có quy định nghiêm ngặt để bảo vệ người đi bộ. Hệ thống khung gầm này cũng khiến người dùng Tesla Cybertruck phải “méo mặt” với chi phí sửa chữa nếu xe không may bị hư hại.
Cụ thể, nếu phần thân xe bị hư hại cần thay thế, chi phí có thể lên đến 10.000 - 15.000 USD (,25 - 381,3 triệu đồng). Sở dĩ phải chi trả số tiền lớn như vậy là do Cybertruck có khung thép cứng khó thay thế từng mảnh mà phải thay cả khung.
Chi phí thay thế và sửa đắt đỏ, thời gian chờ đợi để sửa chữa xe cũng mất khá lâu. Ví dụ như, một chiếc xe thông thường chỉ mất một ngày để sửa chữa, thay thế phụ tùng còn Cybertruck phải mất đến vài ngày hoặc thậm chí một tuần do cần có các thiết bị đặc biệt và kỹ thuật sửa chữa phức tạp.
Chưa hết, không phải trung tâm sửa chữa nào cũng có thể sửa chữa Cybertruck, người dùng phải “đỏ mắt” tìm kiếm mới có thể chọn được trung tâm có chuyên môn và công nghệ phù hợp.
Video: Ra mắt bán tải điện Tesla Cybertruck tại Đông Nam Á.