Triều Tiên trên “bàn cờ quyền lực” Mỹ-Trung

Google News

(Kiến Thức) - Tự coi mình là “tâm điểm gây chú ý” trong cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng thực ra Triều Tiên chỉ là một con tốt trên bàn cờ quyền lực Trung-Mỹ.

 Ảnh minh họa.

Các nhà phân tích theo dõi cuộc khủng hoảng Triều Tiên dường như đã đi đến hai kết luận.

Kết luận thứ nhất là có ít bằng chứng cụ thể cho thấy cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ dẫn đến chiến tranh tổng lực và kết luận thứ hai là Mỹ sẽ dàn xếp với Trung Quốc, không để cho tình hình vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Trong thời gian qua, Mỹ đã tiến hành tập trận với các nước đồng minh trong khu vực như một phần của chiến lược “xoay trục” sang châu Á và sửa đổi Hiệp ước an ninh với Nhật Bản. Đồng thời, Washington đang thúc đẩy Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương nhằm thống nhất các nước trong khu vực về kinh tế. Một sự leo thang của cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ mang lại một cơ hội để chứng minh sự lãnh đạo của Mỹ và là một cái cớ để nước này tăng cường sự hiện diện quân sự ngay trước ngưỡng cửa của Trung Quốc.

Sau quá trình chuyển đổi lãnh đạo ở Bắc Kinh, Trung Quốc hiện đang cân nhắc xem có nên tiếp tục chính sách ngoại giao mờ nhạt của mình trên trường quốc tế hay không và tìm kiếm một vai trò lớn hơn tương xứng với sức mạnh ngày càng gia tăng.

Trung Quốc thường xuyên cử tàu đến Vịnh Aden để bảo vệ các tàu buôn của nước này ở ngoài khơi bờ biển châu Phi, chèo kéo các nước đang phát triển và kiếm cớ để đưa tàu chiến ngang dọc trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đang tìm cách thiết lập các căn cứ hải quân ở Ấn Độ Dương và thể hiện ảnh hưởng của mình trên một phần tư các tuyến đường thủy của thế giới. Không những thế, Trung Quốc lại được chính phủ Nhật Bản tiền nhiệm trao cho cái cớ để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư mà vùng lãnh thổ Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với cái tên Điếu Ngư Đài.

Có bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng trở nên quyết đoán hơn trên chính trường thế giới. Do các nước khác trông đợi Bắc Kinh sử dụng đòn bẩy “độc nhất vô nhị” để làm lắng dịu cuộc khủng hoảng Triều Tiên, Trung Quốc cũng có cơ hội thể hiện vai trò quan trọng của mình bằng cách không để cho Bình Nhưỡng quá trớn.

Chắc chắn, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thu hút được sự chú ý bằng những hành động cực đoan đe dọa đến an ninh khu vực, nhưng đằng sau “vở kịch” này là một giai đoạn mới của cuộc tranh giành quyền lực trong khu vực giữa Trung Quốc và Mỹ.

TIN LIÊN QUAN:








ĐANG ĐỌC NHIỀU:



Lê Chân (theo WantChinaTimes)

Bình luận(0)