|
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo chung ở Geneva ngày 14/9.
|
Thậm chí, việc thực hiện thỏa thuận này còn phụ thuộc vào sự hợp tác đầy đủ của chế độ Assad, trong khi quân chính phủ được tự do tiến hành chiến tranh với vũ khí thông thường.
Sáu điểm chính trong thỏa thuận khung về vũ khí hóa học Syria
1 . Đánh giá chung về khối lượng và chủng loại của các loại vũ khí hóa học Syria. Theo Debkafile, đánh giá trước đó của Nga và Mỹ vênh nhau 40%.
2 . Chế độ Assad có một tuần (cho đến ngày 21/9) phải nộp một danh sách đầy đủ - bao gồm tên, chủng loại, số lượng chất độc hóa học, các loại vũ khí hóa học lưu trữ ở trong và ngoài nước, các cơ sở sản xuất và nghiên cứu và phát triển.
Trong khi đó,Tổ chức Cấm Vũ khí hoá học (OPCW) thường cho phép 30 ngày và đã đồng ý với các thủ tục đặc biệt để đảm bảo việc kiểm tra và phá hủy tất cả các kho vũ khí hóa học của Syria.
3 . Các thanh tra phải có trên thực địa trong tháng 11 và việc phá hủy vũ khí hóa học phải được hoàn tất vào giữa năm 2014.
Về điểm này, Ngoại trưởng Nga nói rằng việc thực hiện Thỏa thuận khung về loại bỏ và phá hủy vũ khí hóa học của Syria phải được hỗ trợ bởi một cuộc “điều tra của OPCW và một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ”, một quá trình phải kéo dài vài tháng.
Theo debkafile, thời hạn này có thể kéo dài lâu hơn bởi những khó khăn kỹ thuật của việc phá hủy không chỉ các kho chứa vũ khí hóa học mà còn các nhà máy sản xuất và cơ sở vật chất cũng như các loại vũ khí mang theo chất độc hóa học và tác nhân sinh học.
4 . Syria phải tạo điều kiện ngay lập tức cho các thanh tra tự do truy cập các địa điểm liên quan đến vũ khí hóa học của nước này.
5 . Tất cả các vũ khí hóa học tàng trữ ở trong và ngoài lãnh thổ Syria cần phải bị phá hủy tại chỗ hoặc ở nước ngoài, nếu cần thiết.
6 . Việc không tuân thủ thỏa thuận khung này sẽ dẫn đến việc phê chuẩn Điều 7 của Hiến chương LHQ, cho phép trừng phạt quân sự hoặc phi quân sự có tính ràng buộc pháp lý .
Về điểm này, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng trước hết cần để cho OPCW điều tra các vụ vi phạm, sau đó mới là một nghị quyết của HĐBA LHQ và nghị quyết này không nhất thiết phải cho phép tiến hành những hành động quân sự “mang tính chất thảm họa”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bổ sung thêm :
a) Tất cả vũ khí hóa học phải được hủy bỏ - không chỉ vũ khí hóa học của chế độ Assad mà còn của quân nổi dậy Syria. Điều này tạo điều kiện cho lãnh đạo Syria trì hoãn tuân thủ thỏa thuận khung bằng cách đổ lỗi cho đối phương không chịu tuân thủ thỏa thuận.
b) Hành động quân sự đối với Syria không phải là sự lựa chọn ưu tiên.
c ) Hiệp ước Nga-Mỹ về vũ khí hóa học của Syria phải dẫn đến một hội nghị quốc tế để thảo luận về tuyên bố Trung Đông là một khu vực không có vũ khí hủy diệt hàng loạt và đó là mục đích cuối cùng của Moscow. Quy định này nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân mà người Nga cho rằng Israel đã có trong tay.
d) Mỹ sẽ đóng góp kinh phí và các nguồn lực khác để phá hủy vũ khí hóa học của Syria và yêu cầu các cường quốc khác tham gia.
Lỗ hổng trong khâu thực thi
Các nguồn tin quân sự của Debkafile vạch ra 4 thiếu sót dễ thấy trên con đường “thực hiện đầy đủ” của Thỏa thuận khung Geneva được Nga và Mỹ ký kết:
1. Thời hạn chưa được xác định: Các bài phát biểu và các cuộc phỏng vấn của Tổng thống Obama không đặt ra thời hạn cụ thể cho việc phá hủy các loại vũ khí hoác học của Syria. Thời hạn mà hai ngoại trưởng thỏa thuận ở Geneva ngày 14/9 là phi thực tế .
2. Nga và các nhà lãnh đạo Syria có ấn tượng rằng Tổng thống Obama đã lựa chọn phương án để cho Tổng thống Assad tiếp tục chiến tranh và duy trì quyền lực .
3. Tổng thống Obama đã rõ ràng loại bỏ các lựa chọn quân sự buộc Tổng thống Assad phải tuân thủ các cam kết từ bỏ vũ khí hóa học. Ngay cả khi Washington quyết định viện vào Điều 7 Hiến chương LHQ để trừng phạt Syria không tuân thủ, Nga vẫn còn quyền phủ quyết tại HĐBA LHQ.
4. Thoát khỏi một cuộc can thiệp quân sự sắp xảy ra của Mỹ, Tổng thống Assad chỉ từ bỏ một phần nhỏ kho vũ khí hóa học và với sự hỗ trợ của các đồng minh là Nga và Iran, ông ta vẫn giữ lại đủ lượng khí độc để tự cứu mình, nếu có nguy cơ thất trận.