“Không có tiến triển nào trong cuộc tranh chấp Trung-Ấn”

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà phân tích cho hay, Trung Quốc-Ấn Độ không đạt được tiến bộ nào trong việc giải quyết tranh chấp biên giới trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.

Trong tuyên bố chung được phát ra ngày 19/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh vào cam kết của hai bên “nhằm tìm ra một giải pháp công bằng, hợp lý và có thể chấp nhận được” đối với cuộc tranh chấp kéo dài hàng thập kỉ qua. Hai lãnh đạo cũng nhấn mạnh vào nguyên tắc chỉ đạo mà hai nước nhất trí với nhau hồi tháng 4/2005.
Nguyên tắc chỉ đạo đã tái khẳng định các thỏa thuận trước đó của hai quốc gia này trong việc chỉ định các đại diện để lập ra một khuôn khổ nhằm giải quyết vấn đề biên giới “trong bầu không khí thân thiện, hợp tác và mang tính xây dựng”.
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) bắt tay với Thủ tướng Ấn Độ Modi.
Tuyên bố chung Trung Quốc-Ấn Độ ngày 19/9 chỉ rõ: “Trong khi chờ đợi giải pháp chính thức về vấn đề biên giới, hai bên sẽ tiếp tục thực hiện các nỗ lực chung để duy trì hòa bình trong khu vực”.
Bình luận về vấn đề trên, Tiến sĩ Sun Shihai, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết, tuyên bố chung này ám chỉ rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã không đạt được bất cứ tiến triển nào trong vấn đề biên giới trong suốt chuyến công du của mình tới Ấn dù ông và Thủ tướng Ấn Độ Modi đã đạt được thỏa thuận ở những vấn đề khác nhau.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Sun, tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo trên cũng phát đi một thông điệp tới thế giới rằng: “Trung Quốc và Ấn Độ sẽ thực hiện mọi nỗ lực để cuộc xung đột biên giới đẫm máu năm 1962 không xảy ra một lần nữa”.
Ông Sun cũng cho hay, trở ngại lớn nhất trong việc giải quyết vấn đề này chính là phạm vi của khu vực tranh chấp giữa hai bên. “Trở ngại chính mà Chủ tịch Tập và các lãnh đạo Trung Quốc khác gặp phải trong việc giải quyết vấn đề biên giới nằm ở chỗ, khu vực tranh chấp giữa đôi bên quá rộng lớn. Cả Bắc Kinh và New Dehi đều đang khăng khăng giữ nguyên quan điểm của mình về vấn đề đó”, chuyên gia Sun nói.
Một trạm gác ở biên giới Trung Quốc-Ấn Độ.
Vào hồi tuần trước, các binh sĩ Ấn Độ đã có màn đụng độ với lực lượng Quân đội Trung Quốc (PLA) ở vùng Ladakh. Phía New Delhi đã cáo buộc Bắc Kinh xâm nhập trái phép sang lãnh thổ của họ. Bế tắc giữa hai bên vẫn còn tiếp tục mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Modi rằng, ông đã ra chỉ thị cho quân đội rút lui.
Còn Tiến sĩ Rajan, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Chennai, cho hay, các cuộc xâm nhập biên giới của Trung Quốc thường xảy ra trùng với các cuộc đàm phán cao cấp của hai bên, bao gồm vụ bế tắc kéo dài 3 tuần liền. Khi đó, chính quyền Ấn Độ cáo buộc rằng, lính Trung Quốc dựng lều ở Ladakh trước thềm chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
“Các cuộc xâm nhập này đều nhằm gây áp lực lên Ấn Độ trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Ông Tập dường như không mong muốn đưa ra bất cứ đề xuất khả thi nào với cuộc tranh chấp biên giới trong thời gian lưu lại Ấn Độ. Ông ấy kiên trì thực hiện phương châm hai trụ cột trong chính sách ngoại giao của họ, khẳng định hợp tác hai bên cùng có lợi”.
Thanh Nga (theo SCMP)

Bình luận(1)

Minh Hiền

nicogez

Khong he co tien trien la dung vi doi nao AN DO lai phai lui buoc nhuong dat cho TRUNG QUOC ? TRONG KHI trung quoc van muon co duoc nhung khu vuc rong lon menh mong mau mo beo bo cua AN DO va cung vi the chang co gi de ngac nhien khi 2 ben chang he dat duoc thoa thuan noi bien gioi,! AN DO can nhanh chong tang cuong toi da ve mat quoc phong ma dieu quan trong nhat van la som dua ten lua chien luoc AGNI 4va 5 cung nhu cac ten lua ban di tu gioi bien cua tau ngam nguyen tu , do la nhung dieu quan trong nhat ma AN DO can phai dat duoc cang som cang tot.