Nước đi tiếp theo của Trung Quốc
Có thể chắc chắn rằng sẽ có thêm những động thái trong cuộc chiến phạm vi này. Chẳng hạn như một khi Trung Quốc hoàn thành tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D, sẽ là hợp lí khi cho rằng các kĩ sư Trung Quốc sẽ lắp đặt đầu đạn dẫn đường và cảm biến cho tên lửa đạn đạo tầm trung, với tầm bắn gấp 2 hoặc 3 lần so với tên lửa DF-21D có tầm bắn 1500 km. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ có thể tấn công các tàu đang di chuyển ở phía đông Guam, hay phía nam Indonesia, và sâu trong Ấn Độ Dương.
|
Tên lửa DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn 1500 km |
Chúng ta cũng nên xem xét việc Trung Quốc sẽ mở rộng phạm vi cho máy bay và tên lửa hành trình. Mẫu máy bay chiến đấu mới nhất của Trung Quốc là J-20, hiện đang được phát triển, được cho là có bán kính chiến đấu là 2000 km. Nếu như các kĩ sư Trung Quốc có thể phát triển một loại tên lửa hành trình như JASSM-ER - một giả thuyết hợp lý khi nhìn vào thành tựu gần đây của họ, Trung Quốc sẽ lại dẫn trước Mỹ với khả năng tấn công các mục tiêu di động cả ở trên cạn và trên biển nằm trong phạm vi lên tới 3.000 km.
Vậy ai mới là người chiến thắng?
Khái niệm “Chiến tranh Không – Hải” (ASB) của Lầu Năm Góc được phát triển để tổ chức một sự đáp trả có phối hợp những phương án ngăn chặn từ xa của Trung Quốc và các đối thủ tương tự. Khái niệm này chủ yếu dựa vào động thái quân sự trực tiếp nhằm loại bỏ những phương tiện quân sự chống tiếp cận. Trong trường hợp Trung Quốc, những người chỉ trích ASB cho rằng nó tiềm tàng nguy cơ gia tăng căng thẳng và xem ngăn chặn từ xa là phương án tốt hơn, được thực hiện bởi tàu chiến nằm ngoài tầm bắn của Trung Quốc như một phương án thay thế.
Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng có ý nghĩa cho cả 2 bên. Trung Quốc càng trở nên mạnh hơn Mỹ thì ASB càng khó thực hiện. Nhưng vì Trung Quốc đang dần trở thành một mối đe dọa lớn với Mỹ khi cho tàu chiến vượt qua Indonesia, tiến sâu vào Ấn Độ Dương và vào trung tâm Thái Bình Dương khiến cho chiến lược ASB đươc thực hiện càng mong manh hơn.
Nằm trong tầm bắn của tên lửa Trung Quốc, Hải quân Mỹ sẽ không thể tiếp tục dùng eo biển Indonesia làm điểm kiểm soát những tàu thương mại đi vào Trung Quốc. Và khi tầm bắn của tên lửa Trung Quốc được mở rộng, cũng đồng nghĩa bán kính phòng thủ mà Mỹ phải bảo vệ cũng tăng lên đáng kể, khiến cho nó có nhiều lỗ hổng hơn,.
Mỹ cũng sẽ phải tiêu tốn nhiều nếu theo đuổi cuộc chiến phạm vi này. Với vị trí trung tâm của mình, Trung Quốc có rất nhiều điểm đặt căn cứ không quân để triển khai máy bay, trong khi Mỹ chỉ có một vài căn cứ ở Tây Thái Bình Dương và đều dễ bị tên lửa tấn công. Căn cứ trên bộ của Trung Quốc có nhiều lợi thế về diện tích, tầm hoạt động, tải trọng hơn so với Mỹ. Không quân Mỹ cũng đã đặt mục tiêu chế tạo loại máy bay ném bo tầm xa mới lên hàng đầu. Và dù cho nó được chế tạo với công nghệ hàng đầu thì cũng không hề rẻ khi chương trình này tiêu tốn 55 tỉ USD. Nhưng nếu tính theo tỉ lệ giữa mức giá và độ lớn của mục tiêu bị tấn công, con số đó vẫn là rẻ nếu so với cái giá của chương trình chế tạo máy bay không ngừoi lái thế hệ mới UCLAS. Trong khi đó Trung Quốc có thể chế tạo và sở hữu những vũ khí tối tân mà không cần tốn kém nhiều như Mỹ.
|
Hải quân Mỹ sẽ khó có thể tiếp tục dễ dàng tung hoành ở Thái Bình Dương? |
Nhận thấy những bất lợi này so với Trung Quốc, liệu những nhà hoạch định chính sách của Mỹ có cân nhắc việc từ bỏ cuộc chiến này. Đầu hàng bây giờ không phải là một lựa chọn có trách nhiệm. Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và tất cả các nước khác trong khu vực (trừ Nga) đều không nằm trong Hiệp ước Lực lượng hat nhân trung cấp ( INF ). Hàng rào chống phổ biến vũ khí tên lửa là khá lỏng lẻo và nếu Mỹ từ bỏ khu vực này, khả năng cao là Trung Quốc sẽ khuyến khích các nước láng giềng mua tên lửa của mình với giá rẻ. Hậu quả sẽ là một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và là cơn ác mộng với những người ủng hộ việc kiểm soát vũ khí. Tệ hơn nữa, nó sẽ xảy ra ở khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế giới, hàng triệu việc làm của người Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn trong khu vực.
Sự phô bày kĩ thuật và vũ khí, chiến thuật thu hút nhiều sự chú ý. Nhưng những điều tưởng như bình thường sẽ có những ý nghĩa nhất định đối với kế hoạch mà ban tham mưu quân đội đưa ra. Từ bài học Thế chiến I, những quyết định đó có thể nhanh chóng dẫn đến thảm họa. Những người làm chính sách của Mỹ cần phải hiểu được tình hình của cuộc chiến phạm vi này trên biển Thái Bình Dương và đưa ra những phương án tốt hơn để tiếp tục cuộc chiến.