Từ lâu, Chùa Cầu Hội An đã là một địa điểm rất nổi tiếng và quen thuộc với các bạn trẻ ở Đà Nẵng, Quảng Nam và nhiều tín đồ mê du lịch từ nhiều vùng miền, tỉnh thành khác trên cả nước. Đây là cây cầu được người Nhật xây dựng từ thế kỷ XVII, được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1990, là biểu tượng của khu phố cổ Hội An, mang các đặc trưng kiến trúc của Hội An thế kỷ XVIII - XIX. Trải qua biết bao năm tháng, Chùa Cầu nhiều lần được phát hiện đã có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng...Từ khi xây dựng đến nay, Chùa Cầu ở Hội An đã trải qua 7 lần tu sửa, nhưng do nằm ở vị trí được cho là "rốn lũ" của Hội An, hàng ngày lại đón trung bình hơn 4000 lượt khách nên Chùa Cầu lại đang trong tình trạng cần phải tiếp tục trùng tu. Và tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/8 vừa qua, đa số các ý kiến thống nhất việc tu bổ Chùa Cầu theo phương án hạ giải (tháo dỡ) toàn bộ.Trước thông tin này, rất nhiều bạn trẻ ở Quảng Nam nói riêng và những người yêu du lịch, yêu hình ảnh Chùa Cầu đặc trưng của Hội An nói chung đã cảm thấy vô cùng lo lắng và tiếc nuối. Đa số bạn trẻ lo sợ một điểm đến nổi tiếng, quen thuộc với cả người dân trong và ngoài nước lại sắp bị phá dỡ hoàn toàn, Hội An sẽ mất đi một biểu tượng; một điểm nhấn thu hút khách du lịch gần xa.Ngay sau đó, thông tin trên đã nhanh chóng được các bạn trẻ mô tả lại để hiểu rõ ràng và chi tiết. Theo đó, Chùa Cầu được phá dỡ để thực hiện trùng tu, xây sửa lại kết cấu sao cho vững chắc hơn, hoàn toàn không phải phá hủy, xóa sổ hoàn toàn như nhiều người đồn đoán và lo sợ trước đó. Chùa Cầu vẫn sẽ ở đó nhưng được sửa sang lại để tiếp tục đón hàng nghìn vị khách du lịch mỗi ngày.Tuy nhiên, một điều mà đến chính các cấp lãnh đạo cũng lo lắng là việc phải tháo dỡ cả phần mái của Chùa Cầu để tu sửa. Nếu như phá dỡ phần mái và làm lại, rất có thể một "Chùa Cầu 1 tuổi" sẽ xuất hiện. Lo sợ "Chùa Cầu không còn là chính nó", không còn là cây cầu nghìn năm tuổi, là biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nhật trường tồn... nên hiện các cấp lãnh đạo Quảng Nam đang cân nhắc các phương án khác để tu sửa, bảo tồn di tích lịch sử nổi tiếng này.Tuy sẽ còn một khoảng thời gian nữa Chùa Cầu mới được tu sửa, nhưng khi vừa nghe những thông tin trên, rất nhiều bạn trẻ đã vội chia sẻ những tấm hình "check-in" tại Chùa Cầu, chia sẻ những ấn tượng, những kỷ niệm, cảm xúc của bản thân về địa điểm nổi tiếng này.Ngoài ra, một số bạn trẻ có am hiểu về kiến trúc, xây dựng cũng đưa ra các bình luận trên nhiều trang báo mạng nổi tiếng để đóng góp về cách xây dựng, tu sửa Chùa Cầu. Mục đích cuối cùng của các cá nhân này hướng tới đó là vừa bảo vệ, chống xuống cấp cho di tích lịch sử Chùa Cầu, vừa không làm mất đi nét cổ kính, nguyên bản ở đây đã gây ấn tượng với tất cả mọi người từ rất nhiều năm nay.Bạn trẻ Hồ Vĩnh Quang ở Quảng Nam nêu ý kiến: "Việc xuống cấp của Di sản theo thời gian nên cần phải trùng tu là hợp lý, tuy nhiên việc trung tu là hết sức cẩn thận. Chỉ nên gia cố phần móng, mố ... , không nên đưa các vật liệu mới như bê tông, cốt thép... sẽ làm mất đi tính nguyên sơ của di sản. Phần cầu, mái, kèo, rui, lách... chủ yếu bằng gỗ, cái nào hư hỏng thay đó (giữ lại cái hỏng bảo tồn bảo quản vật liệu nguyên sơ) cái nào còn tốt tái sử dụng. Các họa tiết, trang trí... nếu bị hỏng thì khôi phục hoặc thay thế theo đúng kích thước thật của Di sản. Cần có phương án lập mô hình theo đúng tỉ lệ thật chính xác đến từng (mm) trước khi tháo dỡ trùng tu. Yêu Hội An quê hương tôi, đã gắn chặt với tuổi thơ của tôi cho đến khi trưởng thành và mãi về sau".Theo ý kiến của một bộ phận bạn đọc khác thì ngoài việc tu sửa Chùa Cầu thì phần nước dưới chân cầu, nước sông Hoài cũng cần có biện pháp làm sạch. Bởi trong vài năm gần đây, tình trạng nước dưới chân Chùa Cầu bẩn, nhiều rác đã khiến cảnh quan chung ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ý thức người dân, khách du lịch là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này nên cần phải có biện pháp quản lý tốt, chặt chẽ hơn.Một bức ảnh đẹp của khách du lịch nước ngoài tại Chùa Cầu - Hội An. Ảnh trong bài: Du lịch Quảng Nam/Tổng hợp từ Instagram.
Từ lâu, Chùa Cầu Hội An đã là một địa điểm rất nổi tiếng và quen thuộc với các bạn trẻ ở Đà Nẵng, Quảng Nam và nhiều tín đồ mê du lịch từ nhiều vùng miền, tỉnh thành khác trên cả nước. Đây là cây cầu được người Nhật xây dựng từ thế kỷ XVII, được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1990, là biểu tượng của khu phố cổ Hội An, mang các đặc trưng kiến trúc của Hội An thế kỷ XVIII - XIX. Trải qua biết bao năm tháng, Chùa Cầu nhiều lần được phát hiện đã có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng...
Từ khi xây dựng đến nay, Chùa Cầu ở Hội An đã trải qua 7 lần tu sửa, nhưng do nằm ở vị trí được cho là "rốn lũ" của Hội An, hàng ngày lại đón trung bình hơn 4000 lượt khách nên Chùa Cầu lại đang trong tình trạng cần phải tiếp tục trùng tu. Và tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/8 vừa qua, đa số các ý kiến thống nhất việc tu bổ Chùa Cầu theo phương án hạ giải (tháo dỡ) toàn bộ.
Trước thông tin này, rất nhiều bạn trẻ ở Quảng Nam nói riêng và những người yêu du lịch, yêu hình ảnh Chùa Cầu đặc trưng của Hội An nói chung đã cảm thấy vô cùng lo lắng và tiếc nuối. Đa số bạn trẻ lo sợ một điểm đến nổi tiếng, quen thuộc với cả người dân trong và ngoài nước lại sắp bị phá dỡ hoàn toàn, Hội An sẽ mất đi một biểu tượng; một điểm nhấn thu hút khách du lịch gần xa.
Ngay sau đó, thông tin trên đã nhanh chóng được các bạn trẻ mô tả lại để hiểu rõ ràng và chi tiết. Theo đó, Chùa Cầu được phá dỡ để thực hiện trùng tu, xây sửa lại kết cấu sao cho vững chắc hơn, hoàn toàn không phải phá hủy, xóa sổ hoàn toàn như nhiều người đồn đoán và lo sợ trước đó. Chùa Cầu vẫn sẽ ở đó nhưng được sửa sang lại để tiếp tục đón hàng nghìn vị khách du lịch mỗi ngày.
Tuy nhiên, một điều mà đến chính các cấp lãnh đạo cũng lo lắng là việc phải tháo dỡ cả phần mái của Chùa Cầu để tu sửa. Nếu như phá dỡ phần mái và làm lại, rất có thể một "Chùa Cầu 1 tuổi" sẽ xuất hiện. Lo sợ "Chùa Cầu không còn là chính nó", không còn là cây cầu nghìn năm tuổi, là biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nhật trường tồn... nên hiện các cấp lãnh đạo Quảng Nam đang cân nhắc các phương án khác để tu sửa, bảo tồn di tích lịch sử nổi tiếng này.
Tuy sẽ còn một khoảng thời gian nữa Chùa Cầu mới được tu sửa, nhưng khi vừa nghe những thông tin trên, rất nhiều bạn trẻ đã vội chia sẻ những tấm hình "check-in" tại Chùa Cầu, chia sẻ những ấn tượng, những kỷ niệm, cảm xúc của bản thân về địa điểm nổi tiếng này.
Ngoài ra, một số bạn trẻ có am hiểu về kiến trúc, xây dựng cũng đưa ra các bình luận trên nhiều trang báo mạng nổi tiếng để đóng góp về cách xây dựng, tu sửa Chùa Cầu. Mục đích cuối cùng của các cá nhân này hướng tới đó là vừa bảo vệ, chống xuống cấp cho di tích lịch sử Chùa Cầu, vừa không làm mất đi nét cổ kính, nguyên bản ở đây đã gây ấn tượng với tất cả mọi người từ rất nhiều năm nay.
Bạn trẻ Hồ Vĩnh Quang ở Quảng Nam nêu ý kiến: "Việc xuống cấp của Di sản theo thời gian nên cần phải trùng tu là hợp lý, tuy nhiên việc trung tu là hết sức cẩn thận. Chỉ nên gia cố phần móng, mố ... , không nên đưa các vật liệu mới như bê tông, cốt thép... sẽ làm mất đi tính nguyên sơ của di sản. Phần cầu, mái, kèo, rui, lách... chủ yếu bằng gỗ, cái nào hư hỏng thay đó (giữ lại cái hỏng bảo tồn bảo quản vật liệu nguyên sơ) cái nào còn tốt tái sử dụng. Các họa tiết, trang trí... nếu bị hỏng thì khôi phục hoặc thay thế theo đúng kích thước thật của Di sản. Cần có phương án lập mô hình theo đúng tỉ lệ thật chính xác đến từng (mm) trước khi tháo dỡ trùng tu. Yêu Hội An quê hương tôi, đã gắn chặt với tuổi thơ của tôi cho đến khi trưởng thành và mãi về sau".
Theo ý kiến của một bộ phận bạn đọc khác thì ngoài việc tu sửa Chùa Cầu thì phần nước dưới chân cầu, nước sông Hoài cũng cần có biện pháp làm sạch. Bởi trong vài năm gần đây, tình trạng nước dưới chân Chùa Cầu bẩn, nhiều rác đã khiến cảnh quan chung ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ý thức người dân, khách du lịch là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này nên cần phải có biện pháp quản lý tốt, chặt chẽ hơn.
Một bức ảnh đẹp của khách du lịch nước ngoài tại Chùa Cầu - Hội An. Ảnh trong bài: Du lịch Quảng Nam/Tổng hợp từ Instagram.