1. Dự án Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích
Dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích là một trong nhóm công trình, cụm công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, đi qua địa bàn huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây, các huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Ảnh: Ngọc Minh/Nhân dân.Dự án được khởi công vào tháng 5/2011 với tổng mức đầu tư dự án gần 7.000 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, với nhiệm vụ tạo tuyến dẫn nước từ sông Đà vào sông Tích, làm sạch sông Đáy; cung cấp nước tưới cho 16 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát lũ trong mùa mưa… Dự án khi hoàn thành sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thủy lợi, cải tạo môi trường, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống người dân khu vực hai bên bờ sông. Ảnh: Hoàng Quyết/KTĐT.Tuy nhiên, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và bố trí nguồn vốn, cho nên đến nay dự án mới cơ bản hoàn thành hạng mục cống đầu mối Lương Phú và các công trình trên sông từ sau cống đầu mối đến địa phận xã Cẩm Lĩnh (huyện Ba Vì), tương đương gần 12 km và dự kiến phải đến năm 2018 mới hoàn thành giai đoạn một. Ảnh: CAND.Theo báo Hà Nội Mới, việc chậm trễ thực hiện dự án đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân bốn xã trong khu vực thi công, gồm Thuần Mỹ, Sơn Đà, Tòng Bạt và Cẩm Lĩnh (huyện Ba Vì). Cụ thể như gây chia cắt giao thông, ách tắc hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, gây úng ngập cục bộ, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Thậm chí một số diện tích đất canh tác thiếu nước tưới phải bỏ hoang… Ảnh: Đỗ Chí/HNM.Trước thực trạng này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã ra thông báo chỉ đạo UBND huyện Ba Vì trực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn huyện, đảm bảo tiến độ. Trước ngày 30/9/2017, phải hoàn thành GPMB tại các xã: Tiên Phong, Cam Thượng và thị trấn Tây Đằng. Ảnh: TPOTương tự đối với địa bàn thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội yêu cầu phải hoàn thành GPMB tại xã Đường Lâm xong trước ngày 30/9/2017. UBND huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây phải chịu trách nhiệm trước TP Hà Nội nếu chậm GPMB ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án trọng điểm nêu trên. Ảnh: HNM2. Dự án Xây dựng khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên thuộc khu du lịch Hồ Suối Hai
Dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên được Công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR) duyệt quyết định đầu tư từ năm 2008, với quy mô 1.024,8 ha và tổng mức đầu tư là 4.690 tỷ đồng. Ảnh minh họa: TPO.Tuy nhiên, dự án đã phải tạm ngừng triển khai do việc Hà Nội sáp nhập với Hà Tây. Đến tháng 5/2010, dự án được thực hiện lại. Bên cạnh đó, quy mô của dự án cũng bị điều chỉnh giảm chỉ còn diện tích 158,34 ha và với tổng mức đầu tư gần 3.500 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Bản đồ quy hoạch Khu du lịch Tản Viên. Nguồn ảnh: Internet.Dự án có tổng số khoảng 500 biệt thự sân golf, biệt thự nghỉ dưỡng, khu công viên thể thao nước quy mô 4,7 ha, khu khách sạn và giải trí cao cấp quy mô 4,5 ha, các bến thuyền, sân tennis, sân bóng chuyền, nhà hàng, spa, bãi đỗ xe và dịch vụ phục vụ. Ảnh minh họa: Diaocvietonline.vn.Trong giai đoạn 2015-2017, PVR dự định sẽ đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc trên các đảo nhằm hoạt động kinh doanh theo hướng cho thuê các khách sạn, resort, nhà hàng, TTTM và bán các lô biệt thự cho khách hàng. Ảnh minh họa: Thương gia OnlineTheo Tiền Phong, năm 2014 HĐQT của Cty CP kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR), đã có kế hoạch tìm kiếm các đối tác để thoái vốn hoặc ký thỏa thuận hợp tác đầu tư đảm bảo lợi nhuận của siêu dự án khu du lịch này. Tuy nhiên, đến nay, PVR vẫn chưa tìm được đối tác để chuyển nhượng lại. Hiện dự án vẫn trong tình trạng bất động. Ảnh minh họa: Đầu tư BĐS online. 3. Dự án Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng giai đoạn 1
Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ, Ba Vì giai đoạn 1 có diện tích phải GPMB là 203,81 ha thuộc 2 xã Phú Sơn và Thái Hòa (thuộc huyện Ba Vì). Tổng vốn đầu tư XD gần 2.430 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường (kể cả thao trường Công binh) hơn 973 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng là gần 1.454 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn xây dựng và Du lịch Bình Minh. Ảnh: TTXVNDự án đã được phê duyệt chi tiết 1/500 với mục tiêu xây dựng nghĩa trang cấp vùng theo quy hoạch Thủ đô đã được Chính phủ phê duyệt. Về thiết kế cơ sở hoàn thành đúng tiến độ, nhưng đang vướng ở công đoạn GPMB (do Trung tâm Giao dịch đất đai & Phát triển quỹ đất, thuộc Sở TNMT Hà Nội thực hiện). Ảnh: CafeF.Theo báo cáo của Trung tâm PTQĐ đến năm 2012 mới kiểm đếm được 81,96 ha/hơn 203ha của 172 hộ dân trên 706 hộ dân. Khó khăn nhất trong công tác GPMB là ở xã Phú Sơn (Ba Vì). Ảnh: cafeland.vn.Theo đánh giá chung tại cuộc họp của Thành phố ngày 21/12/2012 về tình hình triển khai thực hiện các Dự án trọng điểm của Thành phố (giai đoạn 2011 - 2015), việc GPMB phục vụ dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ đang chậm tiến độ, chưa đạt kế hoạch chỉ đạo của UBND TP, làm ảnh hưởng tới việc giải ngân của Thành phố, cũng như tiến độ xây dựng công trình. Ảnh minh họa: nghiatranghanoi.com.Video: Hà Nội giám sát tiến độ triển khai 3 "siêu dự án" tại huyện Ba Vì. Nguồn: Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
1. Dự án Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích
Dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích là một trong nhóm công trình, cụm công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, đi qua địa bàn huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây, các huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Ảnh: Ngọc Minh/Nhân dân.
Dự án được khởi công vào tháng 5/2011 với tổng mức đầu tư dự án gần 7.000 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, với nhiệm vụ tạo tuyến dẫn nước từ sông Đà vào sông Tích, làm sạch sông Đáy; cung cấp nước tưới cho 16 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát lũ trong mùa mưa… Dự án khi hoàn thành sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thủy lợi, cải tạo môi trường, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống người dân khu vực hai bên bờ sông. Ảnh: Hoàng Quyết/KTĐT.
Tuy nhiên, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và bố trí nguồn vốn, cho nên đến nay dự án mới cơ bản hoàn thành hạng mục cống đầu mối Lương Phú và các công trình trên sông từ sau cống đầu mối đến địa phận xã Cẩm Lĩnh (huyện Ba Vì), tương đương gần 12 km và dự kiến phải đến năm 2018 mới hoàn thành giai đoạn một. Ảnh: CAND.
Theo báo Hà Nội Mới, việc chậm trễ thực hiện dự án đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân bốn xã trong khu vực thi công, gồm Thuần Mỹ, Sơn Đà, Tòng Bạt và Cẩm Lĩnh (huyện Ba Vì). Cụ thể như gây chia cắt giao thông, ách tắc hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, gây úng ngập cục bộ, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Thậm chí một số diện tích đất canh tác thiếu nước tưới phải bỏ hoang… Ảnh: Đỗ Chí/HNM.
Trước thực trạng này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã ra thông báo chỉ đạo UBND huyện Ba Vì trực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn huyện, đảm bảo tiến độ. Trước ngày 30/9/2017, phải hoàn thành GPMB tại các xã: Tiên Phong, Cam Thượng và thị trấn Tây Đằng. Ảnh: TPO
Tương tự đối với địa bàn thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội yêu cầu phải hoàn thành GPMB tại xã Đường Lâm xong trước ngày 30/9/2017. UBND huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây phải chịu trách nhiệm trước TP Hà Nội nếu chậm GPMB ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án trọng điểm nêu trên. Ảnh: HNM
2. Dự án Xây dựng khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên thuộc khu du lịch Hồ Suối Hai
Dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên được Công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR) duyệt quyết định đầu tư từ năm 2008, với quy mô 1.024,8 ha và tổng mức đầu tư là 4.690 tỷ đồng. Ảnh minh họa: TPO.
Tuy nhiên, dự án đã phải tạm ngừng triển khai do việc Hà Nội sáp nhập với Hà Tây. Đến tháng 5/2010, dự án được thực hiện lại. Bên cạnh đó, quy mô của dự án cũng bị điều chỉnh giảm chỉ còn diện tích 158,34 ha và với tổng mức đầu tư gần 3.500 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Bản đồ quy hoạch Khu du lịch Tản Viên. Nguồn ảnh: Internet.
Dự án có tổng số khoảng 500 biệt thự sân golf, biệt thự nghỉ dưỡng, khu công viên thể thao nước quy mô 4,7 ha, khu khách sạn và giải trí cao cấp quy mô 4,5 ha, các bến thuyền, sân tennis, sân bóng chuyền, nhà hàng, spa, bãi đỗ xe và dịch vụ phục vụ. Ảnh minh họa: Diaocvietonline.vn.
Trong giai đoạn 2015-2017, PVR dự định sẽ đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc trên các đảo nhằm hoạt động kinh doanh theo hướng cho thuê các khách sạn, resort, nhà hàng, TTTM và bán các lô biệt thự cho khách hàng. Ảnh minh họa: Thương gia Online
Theo Tiền Phong, năm 2014 HĐQT của Cty CP kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR), đã có kế hoạch tìm kiếm các đối tác để thoái vốn hoặc ký thỏa thuận hợp tác đầu tư đảm bảo lợi nhuận của siêu dự án khu du lịch này. Tuy nhiên, đến nay, PVR vẫn chưa tìm được đối tác để chuyển nhượng lại. Hiện dự án vẫn trong tình trạng bất động. Ảnh minh họa: Đầu tư BĐS online.
3. Dự án Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng giai đoạn 1
Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ, Ba Vì giai đoạn 1 có diện tích phải GPMB là 203,81 ha thuộc 2 xã Phú Sơn và Thái Hòa (thuộc huyện Ba Vì). Tổng vốn đầu tư XD gần 2.430 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường (kể cả thao trường Công binh) hơn 973 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng là gần 1.454 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn xây dựng và Du lịch Bình Minh. Ảnh: TTXVN
Dự án đã được phê duyệt chi tiết 1/500 với mục tiêu xây dựng nghĩa trang cấp vùng theo quy hoạch Thủ đô đã được Chính phủ phê duyệt. Về thiết kế cơ sở hoàn thành đúng tiến độ, nhưng đang vướng ở công đoạn GPMB (do Trung tâm Giao dịch đất đai & Phát triển quỹ đất, thuộc Sở TNMT Hà Nội thực hiện). Ảnh: CafeF.
Theo báo cáo của Trung tâm PTQĐ đến năm 2012 mới kiểm đếm được 81,96 ha/hơn 203ha của 172 hộ dân trên 706 hộ dân. Khó khăn nhất trong công tác GPMB là ở xã Phú Sơn (Ba Vì). Ảnh: cafeland.vn.
Theo đánh giá chung tại cuộc họp của Thành phố ngày 21/12/2012 về tình hình triển khai thực hiện các Dự án trọng điểm của Thành phố (giai đoạn 2011 - 2015), việc GPMB phục vụ dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ đang chậm tiến độ, chưa đạt kế hoạch chỉ đạo của UBND TP, làm ảnh hưởng tới việc giải ngân của Thành phố, cũng như tiến độ xây dựng công trình. Ảnh minh họa: nghiatranghanoi.com.
Video: Hà Nội giám sát tiến độ triển khai 3 "siêu dự án" tại huyện Ba Vì. Nguồn: Truyền hình Quốc hội Việt Nam.