Nằm bên dòng sông Hồng đỏ ngập phù sa, làng cổ Đường Lâm cổ kính với nhiều mái ngói đỏ rêu phong, những bức tường đá ong độc đáo, cùng cây đa, giếng nước, sân đình.Hiện làng có hơn 900 ngôi nhà truyền thống niên đại từ thế kỷ 16, nằm rải rác tại các thôn, xóm Đông Sàng, Cam Thịnh, Mông Phụ,…Làng có cấu trúc kín với một trục đường chính, từ đó tỏa đi khắp các ngõ ngách. Bao quanh làng là hệ thống ao, tạo nên phong cảnh lãng mạn, thơ mộng.Các chi tiết làm nên “linh hồn” của nhà cổ gồm có tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.Cổng nhà hình quai giỏ, mềm mại về đường nét và vững chắc nhờ vật liệu đá ong. Nhà quan lại thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly,quy, phượng hay lưỡng long chầu nguyệt.Đến với Đường Lâm, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một làng cổ còn lưu giữ những sắc màu thời gian, ẩn chứa nhiều điều thú vị. Giữa vòng xoáy hối hả của thời hiện đại, Đường Lâm lặng lẽ khép mình tưởng chừng bị lãng quên.
Nằm bên dòng sông Hồng đỏ ngập phù sa, làng cổ Đường Lâm cổ kính với nhiều mái ngói đỏ rêu phong, những bức tường đá ong độc đáo, cùng cây đa, giếng nước, sân đình.
Hiện làng có hơn 900 ngôi nhà truyền thống niên đại từ thế kỷ 16, nằm rải rác tại các thôn, xóm Đông Sàng, Cam Thịnh, Mông Phụ,…
Làng có cấu trúc kín với một trục đường chính, từ đó tỏa đi khắp các ngõ ngách. Bao quanh làng là hệ thống ao, tạo nên phong cảnh lãng mạn, thơ mộng.
Các chi tiết làm nên “linh hồn” của nhà cổ gồm có tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.
Cổng nhà hình quai giỏ, mềm mại về đường nét và vững chắc nhờ vật liệu đá ong. Nhà quan lại thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly,quy, phượng hay lưỡng long chầu nguyệt.
Đến với Đường Lâm, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một làng cổ còn lưu giữ những sắc màu thời gian, ẩn chứa nhiều điều thú vị. Giữa vòng xoáy hối hả của thời hiện đại, Đường Lâm lặng lẽ khép mình tưởng chừng bị lãng quên.