Mưa bão ở Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên... khiến không ít căn nhà đổ sập, tốc mái, bị cuốn trôi, gây thiệt hại nặng nề. Không ít người lo lắng, chủ động gia cố nhà chống bão.Mái lợp ở những khu vực gió lớn cần được gắn với khung nhà bằng loại đinh vít chắc chắn. Đối với các tòa nhà nằm gần biển, nên sử dụng loại ốc chống ăn mòn. Buộc chặt các vì kèo, đòn tay, rui, mè lại với nhau bằng dây kẽm 1-2mm.Đối với mái nhà, nhất là mái có độ dốc lớn, nên gia cố bằng bao cát. Mỗi bao cát đóng lỏng, có trọng lượng 15-20kg, nối với nhau bằng dây, vắt qua mái nhà. Các bao cát cách nhau 1,5m ở phần giữa mái và cách nhau 1m ở xung quanh mái.Đối với nhà có độ dốc mái nhỏ, cũng dùng bao cát tương tự như trên nhưng không cần nối bao cát với nhau.Với nhà mái tôn, tấm lợp xi măng, bạn đặt các thanh chặn ngang bằng gỗ hoặc thép lên mái, cách nhau khoảng 1m. Đặt tiếp giằng chữ A cách nhau 2,5m lên thanh chặn. Cột thanh chặn và thanh giằng bằng dây thép, dây chạc chắc chắn.Sau đó, bạn dùng dây thép, dây thừng… neo giằng chữ A vào các cọc đóng sâu xuống đất 1-1,5m.Với mái nhà lá, có thể đặt phên, liếp, lưới mắt cáo lên mái, rồi dùng thanh chặn gỗ và giằng chữ A, gia cố như nhà mái tôn, xi măng. Cài chốt cửa sổ, phòng chống gió giật làm bung cửa. Đối với cửa sổ bằng kính, có thể dùng băng kéo lớn, rán cửa để tránh gió giật gây vỡ kính. Đối với các ngôi nhà có nhiều lỗ thông hơi, lỗ thoáng trên cửa sổ hoặc trên các mảng tường trước khi có bão đến cần phải tìm cách bịt kín để tránh gió vào nhà. Đối với nhà chưa có trần cho hiên và diềm mái, dùng tôn hoặc ván gỗ đóng che phía dưới xà gồ.Đối với nhà phố, chuẩn bị nhà để "đón" mưa bão cũng rất cần thiết. Hãy kiểm tra, làm sạch các bụi bẩn, lá cây ở máng nước trên mái, cống rãnh quanh nhà, để đảm bảo nước mưa không bị ứ đọng.Bên cạnh đó, bạn đừng quên kiểm tra các đường dây điện trong và ngoài trời. Nếu sử dụng hệ thống đèn điện cho sân vườn, mái hiên, ban công đảm bảo rằng các đường dây điện không bị đứt, hở.Cân nhắc việc cất một số chậu cảnh, hoặc giỏ hoa ở ban công ở vị trí khác, để bảo đảm an toàn.
Mưa bão ở Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên... khiến không ít căn nhà đổ sập, tốc mái, bị cuốn trôi, gây thiệt hại nặng nề. Không ít người lo lắng, chủ động gia cố nhà chống bão.
Mái lợp ở những khu vực gió lớn cần được gắn với khung nhà bằng loại đinh vít chắc chắn. Đối với các tòa nhà nằm gần biển, nên sử dụng loại ốc chống ăn mòn. Buộc chặt các vì kèo, đòn tay, rui, mè lại với nhau bằng dây kẽm 1-2mm.
Đối với mái nhà, nhất là mái có độ dốc lớn, nên gia cố bằng bao cát. Mỗi bao cát đóng lỏng, có trọng lượng 15-20kg, nối với nhau bằng dây, vắt qua mái nhà. Các bao cát cách nhau 1,5m ở phần giữa mái và cách nhau 1m ở xung quanh mái.
Đối với nhà có độ dốc mái nhỏ, cũng dùng bao cát tương tự như trên nhưng không cần nối bao cát với nhau.
Với nhà mái tôn, tấm lợp xi măng, bạn đặt các thanh chặn ngang bằng gỗ hoặc thép lên mái, cách nhau khoảng 1m. Đặt tiếp giằng chữ A cách nhau 2,5m lên thanh chặn. Cột thanh chặn và thanh giằng bằng dây thép, dây chạc chắc chắn.
Sau đó, bạn dùng dây thép, dây thừng… neo giằng chữ A vào các cọc đóng sâu xuống đất 1-1,5m.
Với mái nhà lá, có thể đặt phên, liếp, lưới mắt cáo lên mái, rồi dùng thanh chặn gỗ và giằng chữ A, gia cố như nhà mái tôn, xi măng.
Cài chốt cửa sổ, phòng chống gió giật làm bung cửa. Đối với cửa sổ bằng kính, có thể dùng băng kéo lớn, rán cửa để tránh gió giật gây vỡ kính.
Đối với các ngôi nhà có nhiều lỗ thông hơi, lỗ thoáng trên cửa sổ hoặc trên các mảng tường trước khi có bão đến cần phải tìm cách bịt kín để tránh gió vào nhà. Đối với nhà chưa có trần cho hiên và diềm mái, dùng tôn hoặc ván gỗ đóng che phía dưới xà gồ.
Đối với nhà phố, chuẩn bị nhà để "đón" mưa bão cũng rất cần thiết. Hãy kiểm tra, làm sạch các bụi bẩn, lá cây ở máng nước trên mái, cống rãnh quanh nhà, để đảm bảo nước mưa không bị ứ đọng.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên kiểm tra các đường dây điện trong và ngoài trời. Nếu sử dụng hệ thống đèn điện cho sân vườn, mái hiên, ban công đảm bảo rằng các đường dây điện không bị đứt, hở.
Cân nhắc việc cất một số chậu cảnh, hoặc giỏ hoa ở ban công ở vị trí khác, để bảo đảm an toàn.