Trẻ em thường không ý thức được việc ăn uống điều độ của mình. Chúng có thể ăn bất cứ thứ gì chúng thích vào bất cứ thời gian nào chúng muốn. Nếu cha mẹ không kiểm soát hành vi này, rất dễ khiến gây hại sức khỏe cho trẻ. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau. Ngoài những món rau, canh có trong bữa ăn, cha mẹ hãy chuẩn bị những loại rau sạch như cà rốt, dưa chuột, mía, củ đậu, bánh mì kẹp rau sống... trong tủ lạnh, và khuyến khích trẻ và các thành viên khác trong gia đình cùng ăn.Làm gương cho con. Trẻ em vốn rất thích học theo người lớn. Chúng sẽ nhìn gương cha mẹ và học tập thói quen ăn uống. Do vậy, cha mẹ hãy đặt ra một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học cho mình. Nhờ đó trẻ sẽ dễ dàng ăn theo thức ăn của cha mẹ.Không để nhiều bánh kẹo trong nhà mà thay bằng các loại trái cây, rau quả, đồ ít béo và ngũ cốc. Trẻ nhỏ có có thói quen mở tủ lạnh thường xuyên, đập vào mắt chúng là hoa quả ngũ cốc hàng ngày thì chắc chắn chúng cũng sẽ ăn những loại thực phẩm này.Xây dựng nguyên tắc cho trẻ: không ăn vặt các loại bánh kẹo, uống nước ngọt trong khoảng 2 giờ trước khi ăn cơm. Chỉ cho trẻ ăn nhẹ khi đi học về trong lúc chờ ăn cơm như một miếng trái cây, một cốc sữa chua... Tới bữa cơm nếu trẻ có cảm giác đói chúng sẽ ăn bất kể cái gì có trên bàn ăn.Cho trẻ ăn cố định giờ trong ngày. Để bé có thói quen ăn uống tốt nên cho bé ăn vào những giờ nhất định trong ngày. Bạn không nên nuông chiều những thói quen nhằm kéo dài giờ ăn như vừa ăn vừa đọc truyện hay chơi điện tử, xem tivi hay những trò khác khiến bé mất thời gian cho việc ăn uống và cũng rất dễ đau dạ dày.Ăn sáng đều đặn, đúng giờ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bữa sáng có ảnh hưởng tới tâm trạng của bé, giúp bé nhận thức tốt (những bé bỏ bữa sáng sẽ khó tập trung ở lớp học). Có thể cho bé uống một chút nước lọc trước bữa sáng (không phải nước quả) vì cách này giúp bé thấy bữa sáng ngon miệng hơn.Ăn chậm. Ở bất kỳ độ tuổi nào, ăn chậm là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng. Mặc dù bạn mong muốn trẻ hoàn tất bữa ăn nhanh trong vài chục phút chứ không phải vài giờ, nhưng quan trọng hơn là có thể tập cho trẻ biết ăn từ tốn và nhai thức ăn đúng cách để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cùng sức khỏe cân bằng, dinh dưỡng.
Trẻ em thường không ý thức được việc ăn uống điều độ của mình. Chúng có thể ăn bất cứ thứ gì chúng thích vào bất cứ thời gian nào chúng muốn. Nếu cha mẹ không kiểm soát hành vi này, rất dễ khiến gây hại sức khỏe cho trẻ.
Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau. Ngoài những món rau, canh có trong bữa ăn, cha mẹ hãy chuẩn bị những loại rau sạch như cà rốt, dưa chuột, mía, củ đậu, bánh mì kẹp rau sống... trong tủ lạnh, và khuyến khích trẻ và các thành viên khác trong gia đình cùng ăn.
Làm gương cho con. Trẻ em vốn rất thích học theo người lớn. Chúng sẽ nhìn gương cha mẹ và học tập thói quen ăn uống. Do vậy, cha mẹ hãy đặt ra một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học cho mình. Nhờ đó trẻ sẽ dễ dàng ăn theo thức ăn của cha mẹ.
Không để nhiều bánh kẹo trong nhà mà thay bằng các loại trái cây, rau quả, đồ ít béo và ngũ cốc. Trẻ nhỏ có có thói quen mở tủ lạnh thường xuyên, đập vào mắt chúng là hoa quả ngũ cốc hàng ngày thì chắc chắn chúng cũng sẽ ăn những loại thực phẩm này.
Xây dựng nguyên tắc cho trẻ: không ăn vặt các loại bánh kẹo, uống nước ngọt trong khoảng 2 giờ trước khi ăn cơm. Chỉ cho trẻ ăn nhẹ khi đi học về trong lúc chờ ăn cơm như một miếng trái cây, một cốc sữa chua... Tới bữa cơm nếu trẻ có cảm giác đói chúng sẽ ăn bất kể cái gì có trên bàn ăn.
Cho trẻ ăn cố định giờ trong ngày. Để bé có thói quen ăn uống tốt nên cho bé ăn vào những giờ nhất định trong ngày. Bạn không nên nuông chiều những thói quen nhằm kéo dài giờ ăn như vừa ăn vừa đọc truyện hay chơi điện tử, xem tivi hay những trò khác khiến bé mất thời gian cho việc ăn uống và cũng rất dễ đau dạ dày.
Ăn sáng đều đặn, đúng giờ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bữa sáng có ảnh hưởng tới tâm trạng của bé, giúp bé nhận thức tốt (những bé bỏ bữa sáng sẽ khó tập trung ở lớp học). Có thể cho bé uống một chút nước lọc trước bữa sáng (không phải nước quả) vì cách này giúp bé thấy bữa sáng ngon miệng hơn.
Ăn chậm. Ở bất kỳ độ tuổi nào, ăn chậm là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng. Mặc dù bạn mong muốn trẻ hoàn tất bữa ăn nhanh trong vài chục phút chứ không phải vài giờ, nhưng quan trọng hơn là có thể tập cho trẻ biết ăn từ tốn và nhai thức ăn đúng cách để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cùng sức khỏe cân bằng, dinh dưỡng.