Bắt con tập ti bình khi mẹ vẫn đang còn sữa. Rất nhiều bà mẹ có tâm lý muốn tập cho con ti bình vì tới thời điểm mẹ phải đi làm. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm. Khi mẹ đi làm có thể vắt sữa để nhà cho bé ăn. Nếu bé không chịu ti bình thì cho bé ăn bằng thìa. Bởi khi bé đã ti bình quen, bé có thể bỏ bú mẹ và như thế nguồn sữa của mẹ sẽ sớm bị kiệt. Bắt con ăn dặm quá sớm. Không ít mẹ cho rằng, trẻ từ 4 tháng tuổi cần phải cho ăn dặm để “có hồ, có bột” cho cứng cáp. Nhưng thực chất, với trẻ 4 tháng tuổi có nhất thiết phải cho ăn dặm? Điều đầu tiên cần khẳng định rằng, sữa mẹ cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi vẫn có đầy đủ dưỡng chất nuôi trẻ. Tuy nhiên, có những trẻ phàm ăn, 4 tháng tuổi có thể ăn dặm được nhưng không ít trẻ 4 tháng tuổi vẫn chưa thích ứng được với cách ăn này. Nhai cơm cho con. Thế hệ ông bà ta cho rằng sử dụng miệng để nhá thức ăn sẽ khiến thức ăn mềm, ngấm dịch nước bọt sẽ khiến cơm ngọt hơn, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được loại bỏ ngay tức khắc. Còn nếu người lớn lại “nhá” rồi mới đút cho trẻ, trẻ chỉ việc nuốt thì quả thật đã tước đi cơ hội nhai của trẻ, làm giảm tiết nước bọt và khiến cho cơ nhai và răng không còn cơ hội rèn luyện. Lâu dần, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự ăn uống và công năng tiêu hóa của trẻ. Ăn đồ ăn vặt trước bữa chính. Nếu trước bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, bé nhà bạn được mẹ cho ăn 1 gói bim bim, 1 chiếc kẹo, que kem hay uống một lon nước ngọt thì đó chính là nguyên nhân khiến trẻ chán cơm. Bởi khi ăn đồ ăn nhất là đồ ngọt, lượng đường huyết sẽ tăng cao trong máu dẫn tới tình trạng bé không muốn ăn cơm dù bụng chưa no lắm. Đung đưa võng cho con ngủ. Không thể phủ nhận rằng những hành động rung lắc khiến bé cảm thấy thư thái dễ chịu đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên điều này lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bé. Hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương. Cho con ăn đồ ăn xay nhuyễn. Có nhiều bé đã lớn rồi nhưng các mẹ vẫn xay thức ăn thật nhuyễn cho con như: trộn tất cả đồ ăn rồi xay cho con. Điều đó tưởng chừng tốt cho dạ dày của bé, nhưng vô tình làm cho con bạn mất khả năng cảm nhận hương vị của các món ăn, vì thức ăn đưa vào miệng là con nuốt chửng luôn, lâu đần khiến bé nhanh chán và biếng ăn. So sánh con mình với con người khác. Mỗi đứa trẻ với sự quy định của gen di truyền, thể trạng, khả năng hấp thụ khác nhau sẽ có số cân nặng nhất định, không phải các trẻ bằng nhau là có cân nặng như nhau. Nhưng các bà mẹ khi đi ra ngoài thường chột dạ, ủ ê khi thấy con người ta mập mạp, cao lớn hơn. Vậy là họ lại ra sức “đổ”, “thúc” để con bằng hoặc hơn con hàng xóm. Điều đó thực tế chỉ làm bạn vất vả hơn. Nếu trước đây bạn đã cho trẻ ăn hợp lý và khoa học, và cân nặng của trẻ đang ở mức an toàn thì không lý gì bạn phải lo lắng hay phiền muộn cả. Điều cơ bản là trẻ phải có sự cứng cáp, sức đề kháng tốt, không suy dinh dưỡng, thấp còi, thì bạn không có gì phải lo ngại cả.Chăm sóc trẻ quá kỹ. Đây là lỗi mà dường như bà mẹ Việt nào cũng mắc. Nhiều bà mẹ không cho con đi chân đất, không cho con ra ngoài nắng, không cho con đi đâu ngoài phạm vi căn phòng nhỏ hẹp vì sợ con ngã, sợ con gặp nguy hiểm, sợ gió, sợ nắng… Sự bao bọc quá kỹ càng đó chỉ khiến bé thiếu tự tin, hay lo sợ, suốt ngày đeo bám mẹ, khiến bạn càng thêm bận rộn, vất vả. Mà thực chất giữ gìn quá cũng không tốt cho sức khỏe của bé, vì làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, trẻ không được hấp thụ vitamin qua ánh nắng mặt trời dẫn đến thiếu canxi, còi xương.
Bắt con tập ti bình khi mẹ vẫn đang còn sữa. Rất nhiều bà mẹ có tâm lý muốn tập cho con ti bình vì tới thời điểm mẹ phải đi làm. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm. Khi mẹ đi làm có thể vắt sữa để nhà cho bé ăn. Nếu bé không chịu ti bình thì cho bé ăn bằng thìa. Bởi khi bé đã ti bình quen, bé có thể bỏ bú mẹ và như thế nguồn sữa của mẹ sẽ sớm bị kiệt.
Bắt con ăn dặm quá sớm. Không ít mẹ cho rằng, trẻ từ 4 tháng tuổi cần phải cho ăn dặm để “có hồ, có bột” cho cứng cáp. Nhưng thực chất, với trẻ 4 tháng tuổi có nhất thiết phải cho ăn dặm? Điều đầu tiên cần khẳng định rằng, sữa mẹ cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi vẫn có đầy đủ dưỡng chất nuôi trẻ. Tuy nhiên, có những trẻ phàm ăn, 4 tháng tuổi có thể ăn dặm được nhưng không ít trẻ 4 tháng tuổi vẫn chưa thích ứng được với cách ăn này.
Nhai cơm cho con. Thế hệ ông bà ta cho rằng sử dụng miệng để nhá thức ăn sẽ khiến thức ăn mềm, ngấm dịch nước bọt sẽ khiến cơm ngọt hơn, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được loại bỏ ngay tức khắc.
Còn nếu người lớn lại “nhá” rồi mới đút cho trẻ, trẻ chỉ việc nuốt thì quả thật đã tước đi cơ hội nhai của trẻ, làm giảm tiết nước bọt và khiến cho cơ nhai và răng không còn cơ hội rèn luyện. Lâu dần, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự ăn uống và công năng tiêu hóa của trẻ.
Ăn đồ ăn vặt trước bữa chính. Nếu trước bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, bé nhà bạn được mẹ cho ăn 1 gói bim bim, 1 chiếc kẹo, que kem hay uống một lon nước ngọt thì đó chính là nguyên nhân khiến trẻ chán cơm. Bởi khi ăn đồ ăn nhất là đồ ngọt, lượng đường huyết sẽ tăng cao trong máu dẫn tới tình trạng bé không muốn ăn cơm dù bụng chưa no lắm.
Đung đưa võng cho con ngủ. Không thể phủ nhận rằng những hành động rung lắc khiến bé cảm thấy thư thái dễ chịu đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên điều này lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bé. Hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương.
Cho con ăn đồ ăn xay nhuyễn. Có nhiều bé đã lớn rồi nhưng các mẹ vẫn xay thức ăn thật nhuyễn cho con như: trộn tất cả đồ ăn rồi xay cho con. Điều đó tưởng chừng tốt cho dạ dày của bé, nhưng vô tình làm cho con bạn mất khả năng cảm nhận hương vị của các món ăn, vì thức ăn đưa vào miệng là con nuốt chửng luôn, lâu đần khiến bé nhanh chán và biếng ăn.
So sánh con mình với con người khác. Mỗi đứa trẻ với sự quy định của gen di truyền, thể trạng, khả năng hấp thụ khác nhau sẽ có số cân nặng nhất định, không phải các trẻ bằng nhau là có cân nặng như nhau. Nhưng các bà mẹ khi đi ra ngoài thường chột dạ, ủ ê khi thấy con người ta mập mạp, cao lớn hơn.
Vậy là họ lại ra sức “đổ”, “thúc” để con bằng hoặc hơn con hàng xóm. Điều đó thực tế chỉ làm bạn vất vả hơn. Nếu trước đây bạn đã cho trẻ ăn hợp lý và khoa học, và cân nặng của trẻ đang ở mức an toàn thì không lý gì bạn phải lo lắng hay phiền muộn cả. Điều cơ bản là trẻ phải có sự cứng cáp, sức đề kháng tốt, không suy dinh dưỡng, thấp còi, thì bạn không có gì phải lo ngại cả.
Chăm sóc trẻ quá kỹ. Đây là lỗi mà dường như bà mẹ Việt nào cũng mắc. Nhiều bà mẹ không cho con đi chân đất, không cho con ra ngoài nắng, không cho con đi đâu ngoài phạm vi căn phòng nhỏ hẹp vì sợ con ngã, sợ con gặp nguy hiểm, sợ gió, sợ nắng…
Sự bao bọc quá kỹ càng đó chỉ khiến bé thiếu tự tin, hay lo sợ, suốt ngày đeo bám mẹ, khiến bạn càng thêm bận rộn, vất vả. Mà thực chất giữ gìn quá cũng không tốt cho sức khỏe của bé, vì làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, trẻ không được hấp thụ vitamin qua ánh nắng mặt trời dẫn đến thiếu canxi, còi xương.