Các mẹ coi việc trẻ kén ăn là vấn đề: Thực tế đến một độ tuổi nhất định (từ 2 tuổi trở lên) quá trình tăng trưởng của trẻ sẽ chậm lại, làm giảm cảm giác thèm ăn. Kén ăn có thể là một đặc điểm thích nghi bảo vệ những đứa trẻ linh hoạt khỏi việc tiêu thụ những chất độc hại. Đặc biệt, các mẹ nên biết rằng nỗi sợ ăn những món mới lên tới đỉnh điểm khi trẻ 2-6 tuổi, sau đó giảm dần. 9/10 mẹ mắc sai lầm khi cho trẻ ăn nếu không phải là cho trẻ được kiểm soát các lựa chọn về món ăn quá nhiều thì sẽ là cố gắng kiểm soát chặt việc ăn của trẻ.Cố ép trẻ ăn sạch đồ trên đĩa ... Các mẹ đừng làm thế nếu không 'cuộc chiến' về việc ăn uống của con sẽ luôn căng thẳng. Hãy tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ. Đừng cố ép con ăn sạch đĩa thức ăn khi chúng đã no và muốn dừng lại.Chuẩn bị suất ăn cho trẻ không khác gì người lớn. Trẻ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, khác rất nhiều so với người trưởng thành. Nhưng nhiều mẹ lại chuẩn bị suất ăn cho trẻ không khác gì người lớn. Việc nhìn thấy một bát thức ăn với quá nhiều những thứ ‘thập cẩm’ sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý, gây chán ăn ở trẻ. Trẻ con “ăn bằng mắt”, vì thế, hãy thiết kế đĩa thức ăn của chúng thật khoa học và đẹp. Khen ngợi quá đà hoặc dùng phần thưởng 'mua chuộc' con khi con ăn. Có tới 85% các bậc cha mẹ dùng lời khen, lý lẽ và phần thưởng để con ăn nhiều hơn. Vấn đề là điều này sẽ khiến con bỏ qua cảm giác đói, cảm giác no, chán chường và ăn hết món ăn. Không bao giờ cho con tự xúc ăn vì sợ bé sẽ vấy bẩn là một sai lầm nghiêm trọng của các mẹ.
Việc cho bé tự xúc ăn, hay làm quen với việc cầm thìa, bát và khám phá khẩu phần ăn của mình sẽ giúp kích thích ham muốn ăn uống của các bé. Thay vì mua chuộc, hãy lắng nghe dạ dày của con. Nếu con ăn quá ít, hãy nhắc con về thời gian ăn bữa tới và đảm bảo rằng con ăn đủ.
Các mẹ coi việc trẻ kén ăn là vấn đề: Thực tế đến một độ tuổi nhất định (từ 2 tuổi trở lên) quá trình tăng trưởng của trẻ sẽ chậm lại, làm giảm cảm giác thèm ăn.
Kén ăn có thể là một đặc điểm thích nghi bảo vệ những đứa trẻ linh hoạt khỏi việc tiêu thụ những chất độc hại. Đặc biệt, các mẹ nên biết rằng nỗi sợ ăn những món mới lên tới đỉnh điểm khi trẻ 2-6 tuổi, sau đó giảm dần.
9/10 mẹ mắc sai lầm khi cho trẻ ăn nếu không phải là cho trẻ được kiểm soát các lựa chọn về món ăn quá nhiều thì sẽ là cố gắng kiểm soát chặt việc ăn của trẻ.
Cố ép trẻ ăn sạch đồ trên đĩa ...
Các mẹ đừng làm thế nếu không 'cuộc chiến' về việc ăn uống của con sẽ luôn căng thẳng. Hãy tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ. Đừng cố ép con ăn sạch đĩa thức ăn khi chúng đã no và muốn dừng lại.
Chuẩn bị suất ăn cho trẻ không khác gì người lớn.
Trẻ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, khác rất nhiều so với người trưởng thành. Nhưng nhiều mẹ lại chuẩn bị suất ăn cho trẻ không khác gì người lớn. Việc nhìn thấy một bát thức ăn với quá nhiều những thứ ‘thập cẩm’ sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý, gây chán ăn ở trẻ.
Trẻ con “ăn bằng mắt”, vì thế, hãy thiết kế đĩa thức ăn của chúng thật khoa học và đẹp.
Khen ngợi quá đà hoặc dùng phần thưởng 'mua chuộc' con khi con ăn.
Có tới 85% các bậc cha mẹ dùng lời khen, lý lẽ và phần thưởng để con ăn nhiều hơn. Vấn đề là điều này sẽ khiến con bỏ qua cảm giác đói, cảm giác no, chán chường và ăn hết món ăn.
Không bao giờ cho con tự xúc ăn vì sợ bé sẽ vấy bẩn là một sai lầm nghiêm trọng của các mẹ.
Việc cho bé tự xúc ăn, hay làm quen với việc cầm thìa, bát và khám phá khẩu phần ăn của mình sẽ giúp kích thích ham muốn ăn uống của các bé.
Thay vì mua chuộc, hãy lắng nghe dạ dày của con.
Nếu con ăn quá ít, hãy nhắc con về thời gian ăn bữa tới và đảm bảo rằng con ăn đủ.