Thai nhi tuần thứ 21: Bé đã biết nuốt nước ối, lông mày hình thành. Em bé bây giờ nặng khoảng 340 – 360gram và dài khoảng 25 – 27cm tính từ đỉnh đầu đến chân. Hệ thống tiêu hóa của thai nhi phát triển mạnh, giúp bào thai có khả năng nuốt nước ối. Việc nuốt nước ối có thể giúp hệ tiêu hóa của bào thai sinh trưởng và phát triển. Điều này cũng có thể là điều kiện để hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thực hiện được chức năng của nó ngay sau khi chào đời. Bé đang lên cân đều và người thì trơn tuột do một chất trắng như mỡ gọi là gây đang bao bọc toàn bộ cơ thể, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Vị giác đã hình thành và phát triển hơn. Các tế bào thần kinh phát triển với tốc độ nhanh. Cơ thể bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu và một số loại tế bào khác. Thai nhi tuần thứ 22: Bé đã biết nghe. Thai nhi 22 tuần tuổi có chiều dài tính từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng từ 26,6-30cm và nặng khoảng từ 360-500g. Thai nhi tuần 22, tất cả các cơ quan đã hình thành và phát triển, cơ thể bé giống như lúc sinh ra đời nhưng còn rất nhỏ so với kích thước lúc chào đời. Quá trình phát triển vẫn diễn ra mạnh mẽ kể từ tuần này. Thời gian này, nếu bạn cho rằng thai nhi không biết những hoạt động bên ngoài là hoàn toàn nhầm bởi bé có thể nghe thấy hết những gì bạn nói. Khi mang thai từ tuần 20-22 trở đi, mẹ hãy thường xuyên dành thời gian nói chuyện với thai nhi, hát hoặc kể chuyện hàng ngày cho con nghe. Cũng nên tận dụng thời gian bé có thể lắng nghe, cho bé nghe các bản nhạc cổ điển, những bản nhạc bạn yêu thích, để bé cảm nhận dần dần những âm thanh từ phía ngoài. Thai nhi tuần thứ 23: Răng sữa xuất hiện. Thai nhi 23 tuần có kích thước gần bằng quả bưởi với chiều dài khoảng từ 26,6-30cm và nặng từ 360-500g. Vào tuần thai này, tuyến tụy của bé đang hoàn thiện dần dần và những chiếc răng sữa đã xuất hiện ở phía dưới lợi của thai nhi. Lúc này, cân nặng sẽ tăng lên mạnh mẽ và sẽ dần dần tập trung để phát triển về cân nặng. Phần lông tớ sẽ dần bao phủ khắp cơ thể, có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé yêu. Lớp lông tơ này có thể được nhìn rõ khi bạn đi siêu âm trong tuần này. Đây là mốc quan trọng thứ hai trong quá trình mang thai, bà bầu nên đi khám thai kỹ càng để phát hiện sớm dị tật ở thai nhi từ tuần này. Thai nhi 24 tuần: Màu tóc hình thành. Thai nhi 24 tuần tuổi có kích thước nặng khoảng 500g và dài xấp xỉ 29cm. Lúc này, em bé đã nghe được rất rõ các âm thanh từ bên ngoài nên cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ nghe các bản nhạc cổ điển, xem các bộ phim hoạt hình và kể chuyện thường xuyên cho bé nghe. Hơn nữa, ở giai đoạn này của thai kỳ, bé đã hiểu được những lời bạn nói.Cơ thể của thai nhi tuần 24 đã phát triển đầy đủ các chức năng, cho nên khả năng sống sót nếu phải chào đời ở thời kỳ này của bé lên tới 85%. Nhờ các phương pháp khoa học tiến bộ, bác sĩ có thể tiến hành nuôi dưỡng thai nhi ở bên ngoài tử cung ngay từ tuần thứ 24. Khuôn mặt của bé cũng đã gần giống với khi chào đời với đầy đủ lông mi, mông mày, tóc, đặc biệt màu tóc bé là đỏ, vàng hay đen đều đã hình thành.
Thai nhi tuần thứ 21: Bé đã biết nuốt nước ối, lông mày hình thành. Em bé bây giờ nặng khoảng 340 – 360gram và dài khoảng 25 – 27cm tính từ đỉnh đầu đến chân. Hệ thống tiêu hóa của thai nhi phát triển mạnh, giúp bào thai có khả năng nuốt nước ối. Việc nuốt nước ối có thể giúp hệ tiêu hóa của bào thai sinh trưởng và phát triển. Điều này cũng có thể là điều kiện để hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thực hiện được chức năng của nó ngay sau khi chào đời.
Bé đang lên cân đều và người thì trơn tuột do một chất trắng như mỡ gọi là gây đang bao bọc toàn bộ cơ thể, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Vị giác đã hình thành và phát triển hơn. Các tế bào thần kinh phát triển với tốc độ nhanh. Cơ thể bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu và một số loại tế bào khác.
Thai nhi tuần thứ 22: Bé đã biết nghe. Thai nhi 22 tuần tuổi có chiều dài tính từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng từ 26,6-30cm và nặng khoảng từ 360-500g. Thai nhi tuần 22, tất cả các cơ quan đã hình thành và phát triển, cơ thể bé giống như lúc sinh ra đời nhưng còn rất nhỏ so với kích thước lúc chào đời. Quá trình phát triển vẫn diễn ra mạnh mẽ kể từ tuần này.
Thời gian này, nếu bạn cho rằng thai nhi không biết những hoạt động bên ngoài là hoàn toàn nhầm bởi bé có thể nghe thấy hết những gì bạn nói. Khi mang thai từ tuần 20-22 trở đi, mẹ hãy thường xuyên dành thời gian nói chuyện với thai nhi, hát hoặc kể chuyện hàng ngày cho con nghe. Cũng nên tận dụng thời gian bé có thể lắng nghe, cho bé nghe các bản nhạc cổ điển, những bản nhạc bạn yêu thích, để bé cảm nhận dần dần những âm thanh từ phía ngoài.
Thai nhi tuần thứ 23: Răng sữa xuất hiện. Thai nhi 23 tuần có kích thước gần bằng quả bưởi với chiều dài khoảng từ 26,6-30cm và nặng từ 360-500g. Vào tuần thai này, tuyến tụy của bé đang hoàn thiện dần dần và những chiếc răng sữa đã xuất hiện ở phía dưới lợi của thai nhi.
Lúc này, cân nặng sẽ tăng lên mạnh mẽ và sẽ dần dần tập trung để phát triển về cân nặng. Phần lông tớ sẽ dần bao phủ khắp cơ thể, có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé yêu. Lớp lông tơ này có thể được nhìn rõ khi bạn đi siêu âm trong tuần này. Đây là mốc quan trọng thứ hai trong quá trình mang thai, bà bầu nên đi khám thai kỹ càng để phát hiện sớm dị tật ở thai nhi từ tuần này.
Thai nhi 24 tuần: Màu tóc hình thành. Thai nhi 24 tuần tuổi có kích thước nặng khoảng 500g và dài xấp xỉ 29cm. Lúc này, em bé đã nghe được rất rõ các âm thanh từ bên ngoài nên cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ nghe các bản nhạc cổ điển, xem các bộ phim hoạt hình và kể chuyện thường xuyên cho bé nghe. Hơn nữa, ở giai đoạn này của thai kỳ, bé đã hiểu được những lời bạn nói.
Cơ thể của thai nhi tuần 24 đã phát triển đầy đủ các chức năng, cho nên khả năng sống sót nếu phải chào đời ở thời kỳ này của bé lên tới 85%. Nhờ các phương pháp khoa học tiến bộ, bác sĩ có thể tiến hành nuôi dưỡng thai nhi ở bên ngoài tử cung ngay từ tuần thứ 24. Khuôn mặt của bé cũng đã gần giống với khi chào đời với đầy đủ lông mi, mông mày, tóc, đặc biệt màu tóc bé là đỏ, vàng hay đen đều đã hình thành.