Không đặt bé trên ghế ôtô bằng những vật liệu cứng trong thời gian dài: Nếu mẹ phải đưa con ra ngoài, nên luân phiên giữa xe đẩy hoặc địu con để thay đổi vị trí của bé. Bế bé: Bế bé khi bé thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của bé từ nôi, cũi hoặc xe đẩy dành cho bé sơ sinh. Cho bé nằm sấp khi thức giấc: Nằm sấp lúc thức không chỉ giúp bé phát triển các cơ đầu, cơ cổ mà còn tránh hình thành điểm lõm trên đầu. Tuy nhiên, mẹ không được đặt bé nằm sấp trong cũi và rời khỏi phòng. Có rất nhiều loại đồ chơi khuyến khích hoạt động nằm sấp ở bé, chẳng hạn thảm đồ chơi, lều đồ chơi, gương đồ chơi bằng nhựa… Thay đổi vị trí nằm: Nếu mẹ thường xuyên đặt bé ngủ ở một bên đầu trong một tuần thì sang tuần sau, mẹ cần xoay đầu bé về hướng đối diện. Hãy chắc chắn mẹ nuôi con bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời. Việc đổi cho bé ti từng bên ngực mẹ cũng giúp bé hạn chế được chứng bẹt đầu. Sắp xếp lại đồ chơi treo cũi: Với những đồ chơi gắn ở cũi, cha mẹ nên thỉnh thoảng đổi vị trí của đồ chơi cho bé. Với vị trí mới, bé phải xoay đầu và hướng mắt sang chỗ khác – tránh tình trạng đầu luôn ở một tư thế trong thời gian dài. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên đổi vị trí nôi (cũi) cho bé. Chẳng hạn, với những bé thích hướng ra cửa để nhìn bố mẹ thì mẹ có thể xoay ngược lại cũi. Cho bé tập lẫy: Khi gốc rốn đã bị rụng thì mẹ đã có thể cho bé tập lẫy. Đặt một tấm chăn mềm ở phía dưới để bé cảm thấy êm ái, không bị đau. Thoạt đầu bé sẽ không thể giữ được tư thế này lâu bởi đầu của trẻ sơ sinh khá nặng so với trọng lượng của cơ thể và cơ cổ còn yếu. Khi bé lớn hơn chút nữa thì bé sẽ rất thích lẫy, đặc biệt là khi có một món đồ chơi thú vị nào ở trên giường.
Không đặt bé trên ghế ôtô bằng những vật liệu cứng trong thời gian dài: Nếu mẹ phải đưa con ra ngoài, nên luân phiên giữa xe đẩy hoặc địu con để thay đổi vị trí của bé.
Bế bé: Bế bé khi bé thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của bé từ nôi, cũi hoặc xe đẩy dành cho bé sơ sinh.
Cho bé nằm sấp khi thức giấc: Nằm sấp lúc thức không chỉ giúp bé phát triển các cơ đầu, cơ cổ mà còn tránh hình thành điểm lõm trên đầu. Tuy nhiên, mẹ không được đặt bé nằm sấp trong cũi và rời khỏi phòng. Có rất nhiều loại đồ chơi khuyến khích hoạt động nằm sấp ở bé, chẳng hạn thảm đồ chơi, lều đồ chơi, gương đồ chơi bằng nhựa…
Thay đổi vị trí nằm: Nếu mẹ thường xuyên đặt bé ngủ ở một bên đầu trong một tuần thì sang tuần sau, mẹ cần xoay đầu bé về hướng đối diện.
Hãy chắc chắn mẹ nuôi con bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời. Việc đổi cho bé ti từng bên ngực mẹ cũng giúp bé hạn chế được chứng bẹt đầu.
Sắp xếp lại đồ chơi treo cũi: Với những đồ chơi gắn ở cũi, cha mẹ nên thỉnh thoảng đổi vị trí của đồ chơi cho bé. Với vị trí mới, bé phải xoay đầu và hướng mắt sang chỗ khác – tránh tình trạng đầu luôn ở một tư thế trong thời gian dài. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên đổi vị trí nôi (cũi) cho bé. Chẳng hạn, với những bé thích hướng ra cửa để nhìn bố mẹ thì mẹ có thể xoay ngược lại cũi.
Cho bé tập lẫy: Khi gốc rốn đã bị rụng thì mẹ đã có thể cho bé tập lẫy. Đặt một tấm chăn mềm ở phía dưới để bé cảm thấy êm ái, không bị đau. Thoạt đầu bé sẽ không thể giữ được tư thế này lâu bởi đầu của trẻ sơ sinh khá nặng so với trọng lượng của cơ thể và cơ cổ còn yếu. Khi bé lớn hơn chút nữa thì bé sẽ rất thích lẫy, đặc biệt là khi có một món đồ chơi thú vị nào ở trên giường.