Trẻ 4 - 6 tháng tuổi. Giai đoạn này sữa vẫn đóng vai trò chính trong thức ăn cho bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cũng có thể cho trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm trong khoảng này.
Nếu em bé của bạn đang ở độ tuổi này, hãy thỉnh thoảng cho bé mút, nhấm nháp thử 1 vài loại thức ăn mềm. Nhớ cho bé cầm miếng to để tránh trường hợp trẻ bị hóc, nghẹn khi đưa cả miếng thức ăn vào mồm.
Giai đoạn 6 - 9 tháng. Sữa vẫn sẽ chiếm khoảng ¾ tổng lượng thức ăn bé cần mỗi ngày. Sang tháng thứ 9, bưã ăn dặm và lượng sữa sẽ bằng nhau. Từ tháng 6-8 nên cho bé ăn thịt gà, cá. Cho bé ăn tất cả các loại rau, khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm nên tránh các loại rau củ có thể làm bé bị đầy bụng khó tiêu như các loại rau giàu nitrate (như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây...)
9 - 12 tháng. Hãy cho bé ăn theo 3 cấp độ: mịn – nhuyễn – đặc. Bé từ 9 tháng tuổi trở lên bắt đầu bước sang một giai đoạn ăn dặm mới, các bà mẹ cần lên thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé 1 cách hợp lý để cho bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Mỗi khi chuyển sang giai đoạn mới, cần cho trẻ có thời gian thích ứng với thức ăn. Sau 9 tháng bé ăn được tất cả các loại thịt, khoảng 1 muỗng canh mỗi bữa. Dù bé ăn dặm theo phương pháp nào giai đoạn này các mẹ phải bổ sung cháo dinh dưỡng, súp, các loại hải sản vào thực đơn cho con và các mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn thô hơn.
12 - 18 tháng. Cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ. Giai đoạn này, mẹ nên tập cho bé dùng thìa để bé có thể tự xúc phần ăn của mình.
Trẻ 12 - 18 tháng mẹ nên được cho ăn cháo đặc mỗi ngày 4 chén, trong đó có đủ bột - rau - thịt - dầu. Mẹ cũng có thể đổi bữa cho con bằng mì, bún, súp… cho con ăn thêm trái cây (khoảng 1 trái chuối chín) để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trẻ 4 - 6 tháng tuổi. Giai đoạn này sữa vẫn đóng vai trò chính trong thức ăn cho bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cũng có thể cho trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm trong khoảng này.
Nếu em bé của bạn đang ở độ tuổi này, hãy thỉnh thoảng cho bé mút, nhấm nháp thử 1 vài loại thức ăn mềm. Nhớ cho bé cầm miếng to để tránh trường hợp trẻ bị hóc, nghẹn khi đưa cả miếng thức ăn vào mồm.
Giai đoạn 6 - 9 tháng. Sữa vẫn sẽ chiếm khoảng ¾ tổng lượng thức ăn bé cần mỗi ngày. Sang tháng thứ 9, bưã ăn dặm và lượng sữa sẽ bằng nhau. Từ tháng 6-8 nên cho bé ăn thịt gà, cá. Cho bé ăn tất cả các loại rau, khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm nên tránh các loại rau củ có thể làm bé bị đầy bụng khó tiêu như các loại rau giàu nitrate (như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây...)
9 - 12 tháng. Hãy cho bé ăn theo 3 cấp độ: mịn – nhuyễn – đặc. Bé từ 9 tháng tuổi trở lên bắt đầu bước sang một giai đoạn ăn dặm mới, các bà mẹ cần lên thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé 1 cách hợp lý để cho bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Mỗi khi chuyển sang giai đoạn mới, cần cho trẻ có thời gian thích ứng với thức ăn. Sau 9 tháng bé ăn được tất cả các loại thịt, khoảng 1 muỗng canh mỗi bữa. Dù bé ăn dặm theo phương pháp nào giai đoạn này các mẹ phải bổ sung cháo dinh dưỡng, súp, các loại hải sản vào thực đơn cho con và các mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn thô hơn.
12 - 18 tháng. Cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ. Giai đoạn này, mẹ nên tập cho bé dùng thìa để bé có thể tự xúc phần ăn của mình.
Trẻ 12 - 18 tháng mẹ nên được cho ăn cháo đặc mỗi ngày 4 chén, trong đó có đủ bột - rau - thịt - dầu. Mẹ cũng có thể đổi bữa cho con bằng mì, bún, súp… cho con ăn thêm trái cây (khoảng 1 trái chuối chín) để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.