1. Đưa ví dụ chính xác. Điều này rất quan trọng vì nó là dấu hiệu đầu tiên để đứa trẻ noi theo. Không ai dạy trẻ bóp méo sự thật với cha mẹ hay những người lớn tuổi, chúng sẽ thu thập những ý kiến, thái độ và hành động từ lời nói của cha mẹ. Vậy nên tốt hơn hết cha mẹ hãy lấy những ví dụ chân thật và gần gũi với con mình nhất. 2. Không bao giờ hứa với con điều gì mà không thực hiện. Nếu bạn hứa với bé rằng, con phải thực hiện cái này, mẹ sẽ thưởng cái kia. Tốt nhất hãy suy nghĩ khả năng thực hiện trước khi nói với trẻ điều đó. Điều này sẽ tạo cho con một thói quen kỷ luật từ những hành động và lời nói của bạn. 3. Quan tâm đến con nhiều hơn. Nói dối có thể là phản ứng của trẻ đối với sự khắc nghiệt của cha mẹ trong việc giáo dục không đúng cách. Trẻ chỉ thật thà với những người nó tin cậy. Bởi vậy phụ huynh không nên nóng vội mà phải tìm nguyên nhân để có thái độ giáo dục hợp lý. Vậy nên, thay vì quá cứng rắn với con, bạn hãy mềm mỏng hơn. Tìm hiểu suy nghĩ và mong muốn của trẻ chính là cách tìm hiểu rõ nguồn cơn nói dối của con. 4. Không ép buộc con phải thú nhận. Một sai lầm lớn mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải là buộc trẻ em phải thú nhận bằng được khi phát hiện ra con nói dối. Cha mẹ nên biết rằng khi bắt ép trẻ làm như vậy, trẻ có xu hướng nói dối nhiều hơn chứ không phải thú nhận hay nói cho cha mẹ chính xác những gì đã xảy ra. Cha mẹ chỉ cần nói với con rằng mình biết những gì đã xảy ra và sẽ chờ đợi, cho con cơ hội để tự nói ra. 5. Thay vào đó hãy khuyến khích con nói lên sự thật và hứa sẽ trao phần thưởng cho con. Nếu con bạn đã từng nhiều lần nói dối, khi con nói sự cha mẹ hãy khuyến khích con bằng việc khen thưởng. Phần thưởng không nhất thiết phải là đồ chơi, nó có thể một đơn giản chỉ là một câu khen ngợi con. Điều này chắc chắn sẽ làm cho con cảm thấy tự hào và tiếp tục làm như vậy về sau. 6. Cho con xem hoặc đọc cho con nghe những câu chuyện đạo đức. Những câu chuyện đạo đức mẹ đọc cho bé nghe sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ. Không những vậy, trẻ sẽ có thể học theo những hành động của nhân vật trong truyện. 7. Nói chuyện với bác sĩ tâm lý. Nếu nói dối trở thành một thói quen của con, bạn không nên trì trệ liên hệ đến bác sỹ để theo dõi. Vì nếu cứ để con duy trì lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến tính cách của con trong tương lai
1. Đưa ví dụ chính xác. Điều này rất quan trọng vì nó là dấu hiệu đầu tiên để đứa trẻ noi theo. Không ai dạy trẻ bóp méo sự thật với cha mẹ hay những người lớn tuổi, chúng sẽ thu thập những ý kiến, thái độ và hành động từ lời nói của cha mẹ. Vậy nên tốt hơn hết cha mẹ hãy lấy những ví dụ chân thật và gần gũi với con mình nhất.
2. Không bao giờ hứa với con điều gì mà không thực hiện. Nếu bạn hứa với bé rằng, con phải thực hiện cái này, mẹ sẽ thưởng cái kia. Tốt nhất hãy suy nghĩ khả năng thực hiện trước khi nói với trẻ điều đó. Điều này sẽ tạo cho con một thói quen kỷ luật từ những hành động và lời nói của bạn.
3. Quan tâm đến con nhiều hơn. Nói dối có thể là phản ứng của trẻ đối với sự khắc nghiệt của cha mẹ trong việc giáo dục không đúng cách. Trẻ chỉ thật thà với những người nó tin cậy. Bởi vậy phụ huynh không nên nóng vội mà phải tìm nguyên nhân để có thái độ giáo dục hợp lý. Vậy nên, thay vì quá cứng rắn với con, bạn hãy mềm mỏng hơn. Tìm hiểu suy nghĩ và mong muốn của trẻ chính là cách tìm hiểu rõ nguồn cơn nói dối của con.
4. Không ép buộc con phải thú nhận. Một sai lầm lớn mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải là buộc trẻ em phải thú nhận bằng được khi phát hiện ra con nói dối. Cha mẹ nên biết rằng khi bắt ép trẻ làm như vậy, trẻ có xu hướng nói dối nhiều hơn chứ không phải thú nhận hay nói cho cha mẹ chính xác những gì đã xảy ra. Cha mẹ chỉ cần nói với con rằng mình biết những gì đã xảy ra và sẽ chờ đợi, cho con cơ hội để tự nói ra.
5. Thay vào đó hãy khuyến khích con nói lên sự thật và hứa sẽ trao phần thưởng cho con. Nếu con bạn đã từng nhiều lần nói dối, khi con nói sự cha mẹ hãy khuyến khích con bằng việc khen thưởng. Phần thưởng không nhất thiết phải là đồ chơi, nó có thể một đơn giản chỉ là một câu khen ngợi con. Điều này chắc chắn sẽ làm cho con cảm thấy tự hào và tiếp tục làm như vậy về sau.
6. Cho con xem hoặc đọc cho con nghe những câu chuyện đạo đức. Những câu chuyện đạo đức mẹ đọc cho bé nghe sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ. Không những vậy, trẻ sẽ có thể học theo những hành động của nhân vật trong truyện.
7. Nói chuyện với bác sĩ tâm lý. Nếu nói dối trở thành một thói quen của con, bạn không nên trì trệ liên hệ đến bác sỹ để theo dõi. Vì nếu cứ để con duy trì lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến tính cách của con trong tương lai