Căn nhà của cụ Nguyễn Minh Châu (90 tuổi, ở phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) - cha đẻ của sản phẩm tôm hùm tre, luôn vang vọng tiếng đục đẽo.Bước vào căn nhà, hàng chục con tôm bằng tre giống như thật với đủ kích cỡ đang bu bám trên mảng tường trong căn nhà.Theo ông Châu, từ năm 1987 cơ duyên đến và ông bắt tay vào làm tôm tre với những con tôm đầu tiên như tôm càng, tôm sú. Thế rồi, sau nhiều đêm trằn trọc, ông dần mày mò, cho ra đời những con tôm hùm bằng tre có kích thước lớn hơn và đặc biệt sơn phết màu sắc y như tôm thật, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Phần đầu của tôm hùm tre nhìn phức tạp nhưng được chế tác rất đơn giản, chỉ bằng gỗ cây bông gòn rất mềm và nhẹ, phủ lên lớp keo, sau đó rải thêm lớp cát mịn, gắn râu.Tuy nhiên, khó nhất là công đoạn tạo dáng cong cong cho thân tôm. Phần thân này được làm bằng những khúc tre tròn, cưa xéo, xếp theo quy cách từ lớn đến nhỏ dần về phía đuôi và được kết nối nhau bằng dây thép.Sản phẩm tôm tre không chỉ được tiêu thụ trong nước, mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài.Phần đuôi là những miếng tre được chẻ rất mỏng, vuốt láng, xếp xòe ra. Râu tôm được làm bằng dây chuối quấn vào sợi thép để dễ ngoe nguẩy.Để tôm tre thực sự có hồn, ngoài bàn tay dẻo dai, tinh tế và óc sáng tạo của nghệ nhân thì nguyên liệu cũng quan trọng không kém. Loại tre chuyên dùng để sản xuất tôm phải được ngâm 6 tháng dưới bùn, sau đó vớt lên và phơi thật khô. Trải qua nhiều công đoạn phơi, sấy và được xông chống mối mọt… Nhờ vậy, tôm tre của ông Châu có tuổi thọ rất cao.Hiện, sản phẩm tôm tre của gia đình ông Châu được phân thành 3 loại (phân theo kích cỡ) gồm: Loại nhỏ nhất có giá 350.000 đồng/con, loại trung bình có giá 400.000 đồng/con, loại lớn 1.000.000 đồng/con. Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày Tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần.
Căn nhà của cụ Nguyễn Minh Châu (90 tuổi, ở phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) - cha đẻ của sản phẩm tôm hùm tre, luôn vang vọng tiếng đục đẽo.
Bước vào căn nhà, hàng chục con tôm bằng tre giống như thật với đủ kích cỡ đang bu bám trên mảng tường trong căn nhà.
Theo ông Châu, từ năm 1987 cơ duyên đến và ông bắt tay vào làm tôm tre với những con tôm đầu tiên như tôm càng, tôm sú. Thế rồi, sau nhiều đêm trằn trọc, ông dần mày mò, cho ra đời những con tôm hùm bằng tre có kích thước lớn hơn và đặc biệt sơn phết màu sắc y như tôm thật, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Phần đầu của tôm hùm tre nhìn phức tạp nhưng được chế tác rất đơn giản, chỉ bằng gỗ cây bông gòn rất mềm và nhẹ, phủ lên lớp keo, sau đó rải thêm lớp cát mịn, gắn râu.
Tuy nhiên, khó nhất là công đoạn tạo dáng cong cong cho thân tôm. Phần thân này được làm bằng những khúc tre tròn, cưa xéo, xếp theo quy cách từ lớn đến nhỏ dần về phía đuôi và được kết nối nhau bằng dây thép.
Sản phẩm tôm tre không chỉ được tiêu thụ trong nước, mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài.
Phần đuôi là những miếng tre được chẻ rất mỏng, vuốt láng, xếp xòe ra. Râu tôm được làm bằng dây chuối quấn vào sợi thép để dễ ngoe nguẩy.
Để tôm tre thực sự có hồn, ngoài bàn tay dẻo dai, tinh tế và óc sáng tạo của nghệ nhân thì nguyên liệu cũng quan trọng không kém. Loại tre chuyên dùng để sản xuất tôm phải được ngâm 6 tháng dưới bùn, sau đó vớt lên và phơi thật khô. Trải qua nhiều công đoạn phơi, sấy và được xông chống mối mọt… Nhờ vậy, tôm tre của ông Châu có tuổi thọ rất cao.
Hiện, sản phẩm tôm tre của gia đình ông Châu được phân thành 3 loại (phân theo kích cỡ) gồm: Loại nhỏ nhất có giá 350.000 đồng/con, loại trung bình có giá 400.000 đồng/con, loại lớn 1.000.000 đồng/con. Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày Tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần.