Điều ngạc nhiên, thương lái chỉ chuộng thu mua cau non với giá rất cao khoảng 26.000 đồng/kg. Để tìm hiểu hiện tượng trên, chúng tôi đã trực tiếp đến các lò sấy cau tại huyện An Lão. Ảnh: D.TTheo ông Lê Văn Cư- Chủ một lò sấy cau, hiện tại nhu cầu thị trường Trung Quốc đang rất cần cau non vì vậy đã đẩy giá cau nội địa tăng đột biến. Ảnh: D.TĐiều nghịch lý là cau già (có hạt to bên trong) thì không được chuộng và giá cũng rất thấp. Ảnh: D.TÔng Cư cho hay: “Sau khi thu mua về, tôi lựa cau non đủ chất lượng (hạt nhỏ hoặc không có hạt) luộc ở nước sôi, rồi sấy khô đóng bao chuyển sang thị trường Trung Quốc làm kẹo. Kẹo này có công dụng chống viêm họng nên rất được ưa chuộng”. Ảnh: D.TÔng Cư bán hàng trực tiếp cho người Trung Quốc, có phiên dịch viên hẳn hoi. Mối làm ăn này ông, đã quen biết 10 năm nay nên buôn bán rất sòng phẳng.Ảnh: D.TThương lái từ Trung Quốc đặt cọc tiền trước, nhận tiền xong ông sẽ vận chuyển cau sấy xuất bán qua đường tiểu ngạch. Ảnh: D.TĐể có hàng kịp cung ứng, gia đình ông phải thuê xe cùng nhân công vào tận Bến Tre để thu mua cau.Ảnh: D.T“Bình quân, sản lượng mỗi năm tôi nhập vào 250 tấn/năm rồi sấy khô bán với giá 120.000 đồng/kg. Do giá cau tăng mạnh, năm nay tôi phải thuê thêm nhân công đến gần 20 nhân công, lúc đỉnh điểm có đến 30 nhân công để kịp tiến độ”- ông Cư chia sẻ.Ảnh: D.TMỗi ngày lặt cau thuê tại xưởng, bà Nguyễn Thị Mênh (80 tuổi) kiếm được vài chục ngàn, đủ trang trải cuộc sống hằng ngày.Ảnh: D.TTrong khi đó, theo người dân địa phương cách đây khoảng 2 năm giá cau tại huyện An Lão hạ rất thấp, có lúc chỉ đạt 1.000 đồng/kg. Cau chín rụng đầy gốc, nhà vườn chờ mỏi mắt nhưng thương lái không thèm mua.Ảnh: D.TNhiều chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo người dân không nên trồng cau ồ ạt vì giá cau rất bấp bênh, rủi ro rất cao.Ảnh: D.TSau khi sấy khô cau tiếp tục được lựa chọn, đóng bao chuyển sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: D.T
Điều ngạc nhiên, thương lái chỉ chuộng thu mua cau non với giá rất cao khoảng 26.000 đồng/kg. Để tìm hiểu hiện tượng trên, chúng tôi đã trực tiếp đến các lò sấy cau tại huyện An Lão. Ảnh: D.T
Theo ông Lê Văn Cư- Chủ một lò sấy cau, hiện tại nhu cầu thị trường Trung Quốc đang rất cần cau non vì vậy đã đẩy giá cau nội địa tăng đột biến. Ảnh: D.T
Điều nghịch lý là cau già (có hạt to bên trong) thì không được chuộng và giá cũng rất thấp. Ảnh: D.T
Ông Cư cho hay: “Sau khi thu mua về, tôi lựa cau non đủ chất lượng (hạt nhỏ hoặc không có hạt) luộc ở nước sôi, rồi sấy khô đóng bao chuyển sang thị trường Trung Quốc làm kẹo. Kẹo này có công dụng chống viêm họng nên rất được ưa chuộng”. Ảnh: D.T
Ông Cư bán hàng trực tiếp cho người Trung Quốc, có phiên dịch viên hẳn hoi. Mối làm ăn này ông, đã quen biết 10 năm nay nên buôn bán rất sòng phẳng.Ảnh: D.T
Thương lái từ Trung Quốc đặt cọc tiền trước, nhận tiền xong ông sẽ vận chuyển cau sấy xuất bán qua đường tiểu ngạch. Ảnh: D.T
Để có hàng kịp cung ứng, gia đình ông phải thuê xe cùng nhân công vào tận Bến Tre để thu mua cau.Ảnh: D.T
“Bình quân, sản lượng mỗi năm tôi nhập vào 250 tấn/năm rồi sấy khô bán với giá 120.000 đồng/kg. Do giá cau tăng mạnh, năm nay tôi phải thuê thêm nhân công đến gần 20 nhân công, lúc đỉnh điểm có đến 30 nhân công để kịp tiến độ”- ông Cư chia sẻ.Ảnh: D.T
Mỗi ngày lặt cau thuê tại xưởng, bà Nguyễn Thị Mênh (80 tuổi) kiếm được vài chục ngàn, đủ trang trải cuộc sống hằng ngày.Ảnh: D.T
Trong khi đó, theo người dân địa phương cách đây khoảng 2 năm giá cau tại huyện An Lão hạ rất thấp, có lúc chỉ đạt 1.000 đồng/kg. Cau chín rụng đầy gốc, nhà vườn chờ mỏi mắt nhưng thương lái không thèm mua.Ảnh: D.T
Nhiều chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo người dân không nên trồng cau ồ ạt vì giá cau rất bấp bênh, rủi ro rất cao.Ảnh: D.T
Sau khi sấy khô cau tiếp tục được lựa chọn, đóng bao chuyển sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: D.T