Soi sức khỏe ngân hàng NCB liên tục thay ghế nóng

Google News

Tại quý 2/2021, NCB chỉ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 13 tỷ, giảm 18%, mà không còn ghi nhận các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc. Vì vậy, nhà băng này báo lãi sau thuế quý 2 gấp 12,3 lần cùng kỳ khi đạt gần 79 tỷ đồng. 

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bổ nhiệm loạt nhân sự cấp cao.
Theo đó, từ ngày 3/8/2021, bà Dương Thị Lệ Hà sẽ đảm nhận vị trí quyền Tổng giám đốc NCB thay cho ông Phạm Thế Hiệp. Ông Phạm Thế Hiệp vẫn đảm nhận vị trí thành viên HĐQT NCB.
Soi suc khoe ngan hang NCB lien tuc thay ghe nong
  Bà Dương Thị Lệ Hà, quyền Tổng giám đốc NCB. (Ảnh: NCB).
Cùng ngày, HĐQT NCB cũng bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thùy Dương và bà Hoàng Thu Trang làm Phó Tổng giám đốc. Như vậy, tính đến ngày 3/8/2021, ban điều hành NCB gồm có: Bà Dương Thị Lệ Hà, Quyền Tổng giám đốc và 5 Phó Tổng giám đốc gồm: Ông Nguyễn Hồng Long, ông Nguyễn Đình Tuấn, bà Lê Kim Chi, bà Nguyễn Thị Thùy Dương, bà Hoàng Thu Trang.
Trước đó, ngày 29/7/2021, NCB đã tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường, bầu bổ sung thêm 2 thành viên HĐQT mới là bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền, ngay sau đó HĐQT đã bầu bà Bùi Thị Thanh Hương làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng NCB.
Soi suc khoe ngan hang NCB lien tuc thay ghe nong-Hinh-2
 NCB báo lãi sau thuế quý 2/2021 gấp 12,3 lần cùng kỳ khi đạt 79 tỷ đồng. (Ảnh: Dân Việt).
Kết thúc quý 1/2021, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NCB tăng 3,2 lần so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay của NCB tăng gần 1,3% so với đầu năm. Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt, với tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021, thu nhập lãi thuần của NCB đạt gần tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so cùng kỳ.
Hoạt động dịch vụ đem về khoản lãi hơn 76 tỷ đồng, gấp 6.8 lần cùng kỳ. Các khoản thu nhập phi tín dụng khác cũng có lãi như hoạt động kinh doanh ngoại hối 85 triệu đồng, mua bán chứng khoán đầu tư hơn 13 tỷ đồng.
Kỳ này, NCB chỉ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 13 tỷ, giảm 18%, mà không còn ghi nhận các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc. Vì vậy, NCB báo lãi sau thuế quý 2 gấp 12,3 lần cùng kỳ khi đạt gần 79 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NCB tăng 69% lên 319 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chỉ gần 14 tỷ đồng nhưng NCB còn 180 tỷ đồng trích cho các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc.
NCB ghi nhận lợi nhuận sau thuế 101 tỷ đồng, gấp 5.4 lần cùng kỳ. Tổng tài sản của NCB tính đến cuối quý 2 giảm 6% so với đầu năm, còn gần 83,970 tỷ đồng.
Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng lại giảm 4% so với đầu năm về còn gần 68,904 tỷ đồng.
Nợ xấu của NCB tính đến 30/6/2021 xấp xỉ đầu năm, giữ ở mức 616 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ 1.51% của đầu năm xuống còn 1.48%.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra vào tháng 4 vừa qua, NCB đặt mục tiêu tổng tài sản năm 2021 ở mức 95.000 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh khoảng 1.000 tỷ đồng, với mức tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, NCB sẽ tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng, song song với việc chú trọng cải thiện các chỉ số liên quan tới hoạt động an toàn và lành mạnh như: Tỷ lệ nợ xấu, hệ số CAR, đảm bảo tuân thủ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho NCB tăng vốn điều lệ thêm tối đa 1.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, phương án tăng vốn điều lệ này nằm trong kế hoạch đã được đại hội đồng cổ đông NCB thông qua vào ngày 22/2/2021.
Khánh Hoài (T/H)

>> xem thêm

Bình luận(0)