Chị Dương Thị Bin (thứ hai từ trái sang) đã tạo việc làm cho 500 lao động. Chị cũng là người đã đánh thức nghề dệt thổ cẩm tưởng như đã thất truyền ở Yên Nghiệp.Chị Bin là người dân tộc Mường, nên chị rất khéo thêu thùa. Xuất thân là người con gái nông thôn, ngoài những ngày mùa bận rộn, chị lại cặm cụi bên khung dệt. Ngày trước, người Mường làm thổ cẩm là phục vụ cho gia đình mình, chứ chưa phát triển thành hàng hóa.Năm 2001, chị Bin tham gia Hội LHPN xã Yên Nghiệp. Chị luôn trăn trở là phải tìm ra công ăn việc làm cho chị em hội viên. Cơ hội đến với chị khi năm 2006, từ nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ của Hội LHPN huyện Lạc Sơn cho Hội LHPN xã Yên Nghiệp vay 50 triệu đồng, không phải trả lãi trong 1 năm.Có được nguồn vốn hỗ trợ, chị Bin đã mạnh dạn vận động chị em trong xóm Lục 2 dựng khung dệt, khôi phục nghề làm thổ cẩm truyền thống của người Mường. Khi đó người nói ra, người nói vào, nhưng chị Bin vẫn quyết tâm làm.Từ khi công ty Lục Nghiệp Thành được thành lập (2010) do chị Bin làm chủ và mở lớp dạy nghề, tay nghề của chị em trong xóm đều được nâng lên. Sản phẩm dệt thổ cẩm do làng nghề làm ra đều được tiêu thụ hết. Cuộc sống của những người tham gia làm nghề cũng được cải thiện theo hướng tốt hơn.Mỗi năm doanh nghiệp của chị Bin sản xuất trên 50.000 sản phẩm thổ cẩm như: váy, áo, mũ, khăn... phục vụ nhu cầu người dân trong địa bàn và các vùng lân cận.Mỗi sản phẩm dệt thổ cẩm hình thành là bao công sức và tâm huyết của người con gái đất Mường gửi hồn vào đó.
Chị Dương Thị Bin (thứ hai từ trái sang) đã tạo việc làm cho 500 lao động. Chị cũng là người đã đánh thức nghề dệt thổ cẩm tưởng như đã thất truyền ở Yên Nghiệp.
Chị Bin là người dân tộc Mường, nên chị rất khéo thêu thùa. Xuất thân là người con gái nông thôn, ngoài những ngày mùa bận rộn, chị lại cặm cụi bên khung dệt. Ngày trước, người Mường làm thổ cẩm là phục vụ cho gia đình mình, chứ chưa phát triển thành hàng hóa.
Năm 2001, chị Bin tham gia Hội LHPN xã Yên Nghiệp. Chị luôn trăn trở là phải tìm ra công ăn việc làm cho chị em hội viên. Cơ hội đến với chị khi năm 2006, từ nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ của Hội LHPN huyện Lạc Sơn cho Hội LHPN xã Yên Nghiệp vay 50 triệu đồng, không phải trả lãi trong 1 năm.
Có được nguồn vốn hỗ trợ, chị Bin đã mạnh dạn vận động chị em trong xóm Lục 2 dựng khung dệt, khôi phục nghề làm thổ cẩm truyền thống của người Mường. Khi đó người nói ra, người nói vào, nhưng chị Bin vẫn quyết tâm làm.
Từ khi công ty Lục Nghiệp Thành được thành lập (2010) do chị Bin làm chủ và mở lớp dạy nghề, tay nghề của chị em trong xóm đều được nâng lên. Sản phẩm dệt thổ cẩm do làng nghề làm ra đều được tiêu thụ hết. Cuộc sống của những người tham gia làm nghề cũng được cải thiện theo hướng tốt hơn.
Mỗi năm doanh nghiệp của chị Bin sản xuất trên 50.000 sản phẩm thổ cẩm như: váy, áo, mũ, khăn... phục vụ nhu cầu người dân trong địa bàn và các vùng lân cận.
Mỗi sản phẩm dệt thổ cẩm hình thành là bao công sức và tâm huyết của người con gái đất Mường gửi hồn vào đó.