Người gửi tiền làm gì khi lãi suất xuống đáy?

Google News

Lãi suất tiết kiệm giảm xuống đáy khiến không ít người gửi tiền suy nghĩ về việc cơ cấu lại danh mục tài sản. Vẫn có người quyết định giữ lại dù nhận lãi thấp hơn.

Mặt bằng lãi suất tiết kiệm giảm kỷ lục, ngược chiều năm ngoái
Những tháng cuối năm 2022, mặt bằng lãi suất tiết kiệm trên thị trường ở mức cao. Theo đó, với kỳ hạn 12 tháng, mặt bằng lãi suất ở trên 9%/năm, có ngân hàng trả lãi trên 10%/năm.
Thậm chí, chỉ cần gửi thời hạn 6-9 tháng, nhiều nhà băng cũng sẵn sàng trả mức này. Chưa kể, không ít ngân hàng vẫn "vượt rào", sẵn sàng trả thêm cho người gửi tiền nếu là khách quen, VIP…
Tuy nhiên, mức lãi suất cao không còn dễ dàng. Với khoản tiết kiệm 1 tỷ đồng, cùng thời điểm năm trước gửi kỳ hạn 12 tháng có thể nhận lại cả trăm triệu đồng thì hiện đã giảm một nửa, chỉ có thể nhận 53 triệu đồng nếu gửi ở các ngân hàng lớn, sau khi những ngân hàng quốc doanh đồng loạt đưa lãi suất xuống đáy.
Ở một hội nhóm trên facebook chuyên về gửi tiết kiệm, bài đăng lãi suất ngân hàng chạm đáy thu hút hàng chục lượt bình luận. Hầu hết đưa ra quan điểm không còn mặn mà kênh gửi ngân hàng. Về phía các nhân viên ngân hàng, một số người than thở việc tìm khách cho đủ KPI huy động khó ngày thêm khó.
Nhưng cũng không ít người vẫn quyết định giữ lại dù biết sẽ nhận lãi thấp hơn. Ngọc Thảo (Hà Nội) nói sẽ giữ nguyên sổ tiết kiệm 300 triệu đồng dù lãi suất giảm. Nguyên nhân là cô còn rót tiền vào một số kênh khác, việc giữ một số tiền lớn ở ngân hàng cho cô cảm giác yên tâm.
Nguoi gui tien lam gi khi lai suat xuong day?
Hết thời ngân hàng treo biển lãi cao hút khách (Ảnh minh họa: Hữu Nghị). 
 
Quảng cáo của DTads
Quan điểm khác biệt giữa những người gửi tiền tiết kiệm ngân hàng xuất phát từ mức chênh lệch lớn giữa lãi suất tiền gửi và những kênh đầu tư khác.
Trước đây, giai đoạn có nhiều biến động kinh tế, khách hàng vốn chuộng kỳ hạn ngắn 1-3 tháng để linh hoạt nguồn vốn. Nhưng hiện không ít khách hàng không mặn mà do mức lãi quá thấp. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy lượng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng đang đạt kỷ lục (tính đến hết tháng 7), nhưng thực tế tốc độ tăng đã chậm lại nhiều.
Cụ thể, trong tháng 7, tiền gửi của cư dân vào hệ thống ngân hàng chỉ tăng hơn 6.700 tỷ đồng - mức tăng thấp nhất từ đầu năm. Tháng 6, người dân gửi thêm hơn 35.300 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng. Tháng 5 trước đó, tiền gửi của người dân tại ngân hàng tăng ròng khoảng 14.700 tỷ đồng. Trong khi đó, giai đoạn 4 tháng đầu năm, mức tăng bình quân lên đến trên 110.000 tỷ đồng mỗi tháng.
Còn theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng đầu năm, GDP tăng 4,24%, thấp bằng một nửa cùng kỳ năm ngoái. Với mức giảm lãi suất mạnh như hiện nay, lãi suất tiền gửi thực dương (lãi suất gửi ngân hàng trừ đi lạm phát) ở mức rất thấp.
Nguoi gui tien lam gi khi lai suat xuong day?-Hinh-2

Mỹ Tâm (Hà Nội) thường đều đặn hàng tháng dành ra 20% thu nhập để gửi tiết kiệm nhưng giờ đã nhận thấy phương án này không hiệu quả. "Tính thêm cả giá cả chi tiêu tăng với mức lạm phát mục tiêu khoảng 3,5-4%, khoản tiền gửi của tôi thực chất chỉ sinh lời được 1-2%/năm", Tâm nói.
Trên thị trường chứng khoán, mức giá cao nhất (kịch trần) khách hàng có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch là 7% với giá tham chiếu với sàn HoSE, 10% so với giá tham chiếu với sàn HNX và 15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước với sàn UPCoM. Cô sốt ruột mỗi khi nhìn người khác "ăn bằng lần" nhờ cổ phiếu, thậm chí một phiên cổ phiếu tăng có thể hơn cô gửi tiết kiệm cả năm.
Cơ cấu danh mục tài sản trong thời kỳ lãi suất thấp cần lưu ý gì?
Quý cuối năm ngoái, khi được hỏi về kênh đầu tư ưu tiên cho năm nay, phần lớn chuyên gia đưa ra lựa chọn gửi tiết kiệm. Nhưng đó là khi mặt bằng trả lãi của các nhà băng cao. Còn hiện tại, kênh gửi tiết kiệm không còn là ưu tiên hàng đầu với đa số.
Nguoi gui tien lam gi khi lai suat xuong day?-Hinh-3
Lãi suất huy động bình quân toàn thị trường (Đơn vị: %/năm).

 
Ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc nghiên cứu và phân tích của FIDT - đơn vị chuyên về tư vấn đầu tư và quản lý gia sản - cho biết những lúc lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu giảm mạnh thì thị trường chứng khoán luôn đón dòng tiền lớn đổ vào.
"Dòng tiền quay trở lại thị trường chứng khoán với thanh khoản tăng mạnh trong 2 quý vừa qua và số lượng tài khoản chứng khoán mở mới đã tăng trở lại trên mức 100.000 tài khoản/tháng từ tháng 5", ông nói.
"Trong các kênh đầu tư hiện nay, đầu tư vàng đang dần ít nhận được sự quan tâm; kênh trái phiếu doanh nghiệp khó hút dòng tiền cá nhân sau hàng loạt vụ trễ hạn thanh toán gốc, lãi trái phiếu vừa qua; kênh bất động sản vẫn còn đình trệ... Do đó, kênh chứng khoán sẽ thu hút và nhận được sự quan tâm của dòng tiền tiết kiệm đến hạn", ông đưa ra nhận định.
Ông nhấn mạnh chứng khoán đang là kênh đầu tư triển vọng và đang trong giai đoạn rất tốt để tích lũy tài sản chứng khoán cho tầm nhìn trung hạn vài năm tới, dựa trên việc định giá của thị trường đã về mức tương đối rẻ, thị trường chứng khoán Việt Nam chuẩn bị vận hành hệ thống KRX... Ông Phương đưa ra mức dự phóng cuối năm của VN-Index trong vùng 1.200-1.300 điểm.
Chuyên gia dự báo dư địa giảm thêm lãi suất huy động sẽ không còn nhiều và lãi suất huy động sẽ có xu hướng đi ngang từ đây đến cuối năm.
Theo Thảo Thu/Dân trí

>> xem thêm

Bình luận(0)