Lần gặp nhau gần nhất giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan là ngày 5/9 ở vòng loại World Cup 2022 trên sân vận động Thammasat, ở thành phố Rangsit, tỉnh Pathum Thani (Thái Lan). Ảnh: Vietnamnet.Được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá, sân vận động Thammasat có sức chứa 25.000 khán giả. Ảnh: Wiki.Sân Thammasat khánh thành năm 1998 để phục vụ cho Asian Games. Ngoài bóng đá, sân vận động còn trở thành mái nhà để các vận động viên điền kinh, sinh viên trường Đại học Thammasat tập luyện. Ảnh: Zing.Dù sức chứa không lớn nhưng sân vận động Thammasat vẫn được xem là một trong những sân đấu hiện đại và đẹp nhất Thái Lan. Ảnh: Zing.Mặt cỏ trên sân Thammasat rất đẹp và mượt, không thua những sân vận động quốc tế. Ảnh: Plo.Trước đó, vào ngày 5/6, tuyển Việt Nam gặp Thái Lan trên sân vận động Chang Arena trong trận bán kết King's Cup 2019. Ảnh: Vietnamnet.Sân Chang Arena tọa lạc ở quận Mueang Buriram, tỉnh Buriram. Đây là sân vận động bóng đá đầu tiên của Thái Lan đáp ứng các tiêu chuẩn của FIFA và AFC. Ảnh: Wiki.Với diện tích hơn 600.000 m2, sân vận động Chang Arena có sức chứa 32.600 chỗ ngồi. Ảnh: Football Tripper.Ghế trên khán đài được thiết kế đồng bộ, xếp thành chữ Buriram và Thunder Castle. Ảnh: Youtube.Sân được thiết kế tràn ngập đèn chiếu sáng, phù hợp với các trận đấu diễn ra vào buổi tối. Ảnh: Football Tripper.Tối 26/3, ĐT Việt Nam giành chiến thắng 4-0 trước tuyển Thái Lan ở vòng loại U23 châu Á sân vận động Mỹ Đình. Ảnh: Vietnamnet.Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình là sân lớn thứ nhì Việt Nam sau sân Cần Thơ với sức chứa 40.192 chỗ ngồi. Ảnh: Internet.Sân Mỹ Đình chủ yếu dùng cho thi đấu bóng đá, tuy nhiên cũng có 8 đường chạy điền kinh và các phần sân dành cho môn nhảy cao, ném tạ, nhảy sào. Ảnh: Wiki.Sân có 4 khán đài, xung quanh sân vận động có 419 phòng chức năng. Hệ thống chiếu sáng của sân gồm 355 bóng đèn được bố trí ở 4 cột, cao 54 mét. Mái sân vận động nặng 2.300 tấn. Ảnh: Wiki.Video: Trời chuyển mùa, đội tuyển Việt Nam tập trong mưa rét. Nguồn: VTC
Lần gặp nhau gần nhất giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan là ngày 5/9 ở vòng loại World Cup 2022 trên sân vận động Thammasat, ở thành phố Rangsit, tỉnh Pathum Thani (Thái Lan). Ảnh: Vietnamnet.
Được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá, sân vận động Thammasat có sức chứa 25.000 khán giả. Ảnh: Wiki.
Sân Thammasat khánh thành năm 1998 để phục vụ cho Asian Games. Ngoài bóng đá, sân vận động còn trở thành mái nhà để các vận động viên điền kinh, sinh viên trường Đại học Thammasat tập luyện. Ảnh: Zing.
Dù sức chứa không lớn nhưng sân vận động Thammasat vẫn được xem là một trong những sân đấu hiện đại và đẹp nhất Thái Lan. Ảnh: Zing.
Mặt cỏ trên sân Thammasat rất đẹp và mượt, không thua những sân vận động quốc tế. Ảnh: Plo.
Trước đó, vào ngày 5/6, tuyển Việt Nam gặp Thái Lan trên sân vận động Chang Arena trong trận bán kết King's Cup 2019. Ảnh: Vietnamnet.
Sân Chang Arena tọa lạc ở quận Mueang Buriram, tỉnh Buriram. Đây là sân vận động bóng đá đầu tiên của Thái Lan đáp ứng các tiêu chuẩn của FIFA và AFC. Ảnh: Wiki.
Với diện tích hơn 600.000 m2, sân vận động Chang Arena có sức chứa 32.600 chỗ ngồi. Ảnh: Football Tripper.
Ghế trên khán đài được thiết kế đồng bộ, xếp thành chữ Buriram và Thunder Castle. Ảnh: Youtube.
Sân được thiết kế tràn ngập đèn chiếu sáng, phù hợp với các trận đấu diễn ra vào buổi tối. Ảnh: Football Tripper.
Tối 26/3, ĐT Việt Nam giành chiến thắng 4-0 trước tuyển Thái Lan ở vòng loại U23 châu Á sân vận động Mỹ Đình. Ảnh: Vietnamnet.
Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình là sân lớn thứ nhì Việt Nam sau sân Cần Thơ với sức chứa 40.192 chỗ ngồi. Ảnh: Internet.
Sân Mỹ Đình chủ yếu dùng cho thi đấu bóng đá, tuy nhiên cũng có 8 đường chạy điền kinh và các phần sân dành cho môn nhảy cao, ném tạ, nhảy sào. Ảnh: Wiki.
Sân có 4 khán đài, xung quanh sân vận động có 419 phòng chức năng. Hệ thống chiếu sáng của sân gồm 355 bóng đèn được bố trí ở 4 cột, cao 54 mét. Mái sân vận động nặng 2.300 tấn. Ảnh: Wiki.
Video: Trời chuyển mùa, đội tuyển Việt Nam tập trong mưa rét. Nguồn: VTC