Thủ phủ nuôi rắn độc ở Vĩnh Sơn (thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) hiện có khoảng 650 hộ nuôi rắn. Trước đây, các hộ dân trong xã nuôi nhiều loại rắn khác nhau, sau này, do nhu cầu thị trường và mức lợi nhuận với các loại rắn độc lớn hơn nên người dân chủ yếu nuôi rắn rắn hổ mang, hổ trâu…Ban đầu người dân vào rừng bắt rắn về lấy thịt hoặc mang đi bán kiếm tiền, dần dần nguồn rắn tự nhiên ít đi, sau đó nhiều người nảy ra ý tưởng bắt rắn về nuôi (người dân nơi đây gọi tắt là con phì phì).Trang trại nuôi rắn của gia đình chị Nguyễn Thị Hòa (SN 1979, thôn 4 Vĩnh Sơn, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) có 3 phân khu chuồng nuôi, với số lượng khoảng 3.000 con rắn hổ mang bành.Số lượng rắn nhiều, gia đình chị Hòa phải thuê người chăn nuôi chúng. Công việc nuôi rắn không quá khó, nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Thức ăn của rắn gồm vịt con, gà, chim, cóc. Thời điểm này, rắn đang ngủ đông nên người chăn nuôi không cho chúng ăn, hoặc ăn ít.Với số lượng rắn lên đến hàng nghìn con, gia đình chị Hòa đánh dấu từng ô chuồng để theo dõi. Chuồng trại chăn nuôi rắn không tốn quá nhiều diện tích, hộp nuôi rắn chỉ cần hầm hình hộp hoặc đựng ốp bằng mấy hàng gạch cao khoảng 30 - 60cm.Chuồng nuôi rắn được bố trí theo tỷ lệ trung bình 1 rắn đực 2 rắn cái. Rắn đực khi trưởng thành sẽ được sử dụng để phối giống. Khoảng 2-4 năm sẽ thay thế một lứa đực khác.Thời gian đổi đàn của rắn cái có thể lâu hơn, có những con cái 10 năm vẫn còn sinh sản. Mỗi con rắn sinh sản được duy trì ở trọng lượng 2-3kg, mỗi lứa trứng có thể đạt 50 quả.Trang trại gia đình ông Nguyễn Văn Quyết (Vĩnh Sơn) cũng đang nuôi hàng nghìn con rắn, chủ yếu là rắn rắn hổ mang.Thị trường Trung Quốc là nơi tiêu thụ chủ yếu rắn thương phẩm và rắn sinh sản của người dân nơi đây.Một con rắn phải mất 2 năm mới có thể lấy thịt, đối với rắn lấy trứng có thể phải nuôi trong vòng 5 - 7 năm nếu cho năng suất trứng tốt.Ngoài các sản phẩm là rắn hổ mang thương phẩm và rắn hổ mang sinh sản, các thương lái còn về làng thu mua rắn hổ mang về chế biến rượu rắn, cao rắn, xác rắn lột làm thuốc chữa bệnh.Rắn được chế biến ngâm rượu làm thuốc.Ông Hạ Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thổ Tang - cho biết, tổng số lượng rắn đang nuôi trên địa bàn Vĩnh Sơn hiện là 228.200 con. Mỗi năm, doanh thu trung bình từ rắn thương phẩm và trứng rắn ước đạt khoảng 85 tỷ đồng. Trừ chi phí, thu nhập mỗi năm của người dân Vĩnh Sơn đạt khoảng 75 tỷ đồng.Đối với nhiều người, rắn hổ là loài động vật cực kỳ nguy hiểm nhưng với người dân Vĩnh Sơn, rắn vừa là bạn vừa là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình giúp họ thoát nghèo thành tỷ phú.
Thủ phủ nuôi rắn độc ở Vĩnh Sơn (thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) hiện có khoảng 650 hộ nuôi rắn. Trước đây, các hộ dân trong xã nuôi nhiều loại rắn khác nhau, sau này, do nhu cầu thị trường và mức lợi nhuận với các loại rắn độc lớn hơn nên người dân chủ yếu nuôi rắn rắn hổ mang, hổ trâu…
Ban đầu người dân vào rừng bắt rắn về lấy thịt hoặc mang đi bán kiếm tiền, dần dần nguồn rắn tự nhiên ít đi, sau đó nhiều người nảy ra ý tưởng bắt rắn về nuôi (người dân nơi đây gọi tắt là con phì phì).
Trang trại nuôi rắn của gia đình chị Nguyễn Thị Hòa (SN 1979, thôn 4 Vĩnh Sơn, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) có 3 phân khu chuồng nuôi, với số lượng khoảng 3.000 con rắn hổ mang bành.
Số lượng rắn nhiều, gia đình chị Hòa phải thuê người chăn nuôi chúng. Công việc nuôi rắn không quá khó, nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Thức ăn của rắn gồm vịt con, gà, chim, cóc. Thời điểm này, rắn đang ngủ đông nên người chăn nuôi không cho chúng ăn, hoặc ăn ít.
Với số lượng rắn lên đến hàng nghìn con, gia đình chị Hòa đánh dấu từng ô chuồng để theo dõi. Chuồng trại chăn nuôi rắn không tốn quá nhiều diện tích, hộp nuôi rắn chỉ cần hầm hình hộp hoặc đựng ốp bằng mấy hàng gạch cao khoảng 30 - 60cm.
Chuồng nuôi rắn được bố trí theo tỷ lệ trung bình 1 rắn đực 2 rắn cái. Rắn đực khi trưởng thành sẽ được sử dụng để phối giống. Khoảng 2-4 năm sẽ thay thế một lứa đực khác.
Thời gian đổi đàn của rắn cái có thể lâu hơn, có những con cái 10 năm vẫn còn sinh sản. Mỗi con rắn sinh sản được duy trì ở trọng lượng 2-3kg, mỗi lứa trứng có thể đạt 50 quả.
Trang trại gia đình ông Nguyễn Văn Quyết (Vĩnh Sơn) cũng đang nuôi hàng nghìn con rắn, chủ yếu là rắn rắn hổ mang.
Thị trường Trung Quốc là nơi tiêu thụ chủ yếu rắn thương phẩm và rắn sinh sản của người dân nơi đây.
Một con rắn phải mất 2 năm mới có thể lấy thịt, đối với rắn lấy trứng có thể phải nuôi trong vòng 5 - 7 năm nếu cho năng suất trứng tốt.
Ngoài các sản phẩm là rắn hổ mang thương phẩm và rắn hổ mang sinh sản, các thương lái còn về làng thu mua rắn hổ mang về chế biến rượu rắn, cao rắn, xác rắn lột làm thuốc chữa bệnh.
Rắn được chế biến ngâm rượu làm thuốc.
Ông Hạ Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thổ Tang - cho biết, tổng số lượng rắn đang nuôi trên địa bàn Vĩnh Sơn hiện là 228.200 con. Mỗi năm, doanh thu trung bình từ rắn thương phẩm và trứng rắn ước đạt khoảng 85 tỷ đồng. Trừ chi phí, thu nhập mỗi năm của người dân Vĩnh Sơn đạt khoảng 75 tỷ đồng.
Đối với nhiều người, rắn hổ là loài động vật cực kỳ nguy hiểm nhưng với người dân Vĩnh Sơn, rắn vừa là bạn vừa là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình giúp họ thoát nghèo thành tỷ phú.