Đừng nói những câu này với sếp, nếu không muốn bị đuổi việc

Google News

Những câu nói thiếu tinh tế của bạn với sếp của mình sẽ chính là những là những trở ngại cho con đường thăng tiến sự nghiệp của bạn, thậm chí là mất việc.

"Ở văn phòng chẳng có gì làm cả, hôm nay tôi về sớm được không?"
Nếu công việc của bạn có một kế hoạch cụ thể hàng ngày, tức là bạn có thể về sau khi hoàn thành, thì bạn có thể dùng câu này sau khi đã xong việc, Nếu không thì đừng bao giờ nói câu này. Câu nói ấy cho thấy bạn không hứng thú với công việc, ngoài ra bạn có thể bị giao hàng tá việc khác thay vì được cho về nhà. Bạn nên nói: "Hôm nay tôi xin phép về sớm được không?" Thường câu này sẽ đi kèm một lý do, nhưng không thực sự cần thiết phải nói ra. Nếu phải nói thì đừng lấy lý do buồn chán hay không có việc gì để làm.
“Đổi lỗi cho người khác”
Ảnh minh họa. 
Dám nhận lỗi khi mình sai, không phán xét hay đổ cho người khác sẽ cho sếp thấy bạn là người thành thục, đáng tin và đáng tôn trọng, cho dù bạn đã mắc lỗi. Còn nếu đó thực sự là lỗi của đồng nghiệp khác nào đó, thì có rất nhiều cách để nói mà không làm mất lòng mọi người và hành động của bạn không bị coi như trẻ con. Bạn nên nói: "Vâng, tôi đã không chú ý chi tiết đó. Từ giờ tôi sẽ cẩn thận hơn. Chúng ta có thể sửa chữa bằng cách này..."
“Sếp sai rồi”
Nếu cảm thấy sếp đã mắc một sai lầm nào đó, việc bạn cần làm không phải là chỉ thẳng vào mặt sếp và nói “Anh/chị sai rồi”. Thay vào đó, bạn hãy tìm cách xử lý vấn đề và khắc phục sai lầm.
“Bây giờ em bận lắm, sếp chờ em chút được không?”
Trách nhiệm của bạn là hỏi sếp việc gì cần được ưu tiên và sau đó, hoàn thành theo đúng yêu cầu. Đừng bao giờ bắt sếp chờ đợi, ngay cả khi bạn có rất nhiều việc phải thực hiện.
"Không!"
Sếp luôn mong muốn sự hợp tác từ bạn với một thái độ chủ động. Nói thẳng với sếp "không" là một sự thách thức – và thi thoảng, có lẽ nó cần thiết – nhưng không hề phù hợp chút nào nếu bạn nói ra điều này mà không đi kèm với một lời giải thích xác đáng.
Chẳng hạn, nếu ông chủ nói "Cậu có thời gian làm việc cho dự án X hôm nay không?" Với tình huống này, bạn không nên nói "Không". Thay vì như vậy, hãy trả lời một cách lịch sự: "Ngày hôm nay sẽ là thử thách nếu sếp vẫn muốn em tập trung vào chuẩn bị bài thuyết trình cho công ty. Sếp có muốn em làm dự án kia trước không ạ?"
“Vài ngày tới là tôi đi nghỉ rồi nhé/Mai tôi sẽ về nhà sớm”
Đừng nói với sếp là bạn sẽ đi nghỉ, hoặc sẽ rời văn phòng sớm. Hãy hỏi họ thật lịch sự. Dĩ nhiên, bạn không phải trẻ con để nói những câu như: "Tôi có thể xin phép nghỉ thứ Hai và thứ Ba không?". Thay vào đó, bạn có thể nói: "Tôi có kế hoạch xin nghỉ thứ Hai và thứ Ba. Và tôi muốn đảm bảo là anh không thấy vấn đề gì với việc đó".
"Không ai nói việc này với tôi cả"
Một khi cấp trên của bạn biết được bạn thường lặp lại câu nói đó, có lẽ ông ta sẽ có ấn tượng không mấy tốt đẹp về thái độ của bạn đối với các hoạt động của công ty. Có vẻ như bạn mù mờ về những sự việc đang diễn ra xung quanh, thậm chí bạn không biết sắp xếp công việc và thời gian theo mức độ ưu tiên cần thiết.
"Tôi đã nhờ cô ấy chuyển lời rằng..."
Dù bạn đã nhờ ai đó truyền đạt lại điều gì đó thì việc này vẫn không thể hiện được rằng bạn hoàn tất nhiệm vụ được giao, đồng thời không có nghĩa là hiện tại trách nhiệm thực thi công việc sẽ được chuyển cho người mà bạn nhờ chuyển lời. Một nhân viên kinh nghiệm thậm chí trong những tình huống khó khăn nhất cũng không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
“Tôi có quá nhiều việc phải làm”
Mọi nhân viên làm việc để đạt được mục tiêu chung của công ty. Những công việc bạn làm có nhắm đến mục tiêu ấy không? Nếu sếp đặt ra nhiệm vụ mới cho bạn thì có thể kế hoạch hoạt động đã thay đổi. Do đó bạn cần làm rõ hiện tại nhiệm vụ nào là ưu tiên. Đôi khi bạn sẽ phải bỏ lại mọi việc để tập trung vào một nhiệm vụ mới, hoặc có thể công việc hiện tại của bạn quan trọng hơn. Khi đó sếp bạn có thể xem xét việc tuyển người mới để làm phần nhiệm vụ đó thay bạn. Bạn nên nói: "Tôi cũng đang làm dự án mà sếp giao hôm qua. Vậy việc nào cần được ưu tiên ngay bây giờ ạ?"
"Tôi cho rằng đã có người lo việc này rồi"
Lời biện hộ kiểu này chỉ làm cho công việc thêm chậm trễ. Hãy cố tránh cách lập luận rằng chỉ cần có người làm việc này là tốt rồi. Nếu trước mặt bạn là nhiệm vụ, bạn nên thử tìm cách giải quyết. Nếu bạn không hiểu điều gì đó, cứ mạnh dạn đặt câu hỏi.
Theo Dương Minh/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)