Một buổi tối đầu thu Hà Nội, vẫn như bao ngày khác những người phụ nữ bán bánh khúc vẫn rong ruổi trên chiếc xe cà tàng, đạp xe đi rao bánh khúc quanh phố phường Hà Nội. Có lẽ tiếng rao " ai bánh khúc đây" đã trở thành tiếng rao đêm quen thuộc với biết bao người từng sinh sống ở Hà Nội. Bánh khúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường có nhiều ở miền Bắc. Người ta sử dụng lá cây rau khúc, mà phải là loại khúc nếp để lá thơm ngon hơn trộn với bột gạo nếp, dùng đậu xanh và mỡ lợn làm nhân. Bánh khúc được hấp chín cùng với gạo nếp, khi lấy ra sẽ có cả một lớp xôi nếp dẻo thơm bao bọc bên ngoài.Chị Nguyễn Thị Oanh (40 tuổi) quê ở Thôn Triều Khúc, Ứng Hòa, Hà Nội cho biết: "Gia đình tôi đi bán bánh khúc được hơn mười năm nay, biết là khó khăn, phải thức khuya dậy sớm nhưng vì con cái ở quê vẫn đang đi học nên phải cố gắng".Mỗi chiếc bánh khúc chị Oanh bán là 10.000 đồng. Một tháng tiền học phí của 3 đứa con, cộng tiền chăm sóc bố, mẹ già khiến chị Oanh phải gắng gượng để mưu sinh kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.Ngày trước, người ta thường đội thúng đi bán, rồi rao miệng. Sau này, khá khẩm hơn thì có chiếc xe đạp gắn theo cái loa, vừa đi vừa rao "Bánh khúc đây, xôi lạc bánh khúc đây!". Tiếng loa rè rè, âm thanh vang vọng vào không gian, lúc xa lúc gần văng vẳng, bởi vậy mà có rất nhiều người nghe nhầm thành "Tôi là bánh khúc đây!".Chị Oanh nói tiếp: "Sau khi công đoạn làm bánh xong, đến khoảng 2-3 giờ chiều tôi phải đạp xe quanh phố phường Hà Nội để bán bánh khúc, chủ yếu là khu Cầu Diễn và Mai Dịch, tôi đạp xe bán đến khi nào hết hàng thì về, có hôm khi về đến nhà đã 3-4 giờ sáng, đi làm về mệt mỏi những vẫn phải cố gắng". "Ai xôi lạc, bánh khúc đây!" đã trở nên quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người. Cứ tối đến, tiếng rao lại vang vọng khắp các con phố, len vào từng con ngõ nhỏ.Các công đoạn để làm bánh khúc phải chuẩn bị kỹ lưỡng, lá khúc được giã nhuyễn rồi trộn với bột gạo để làm vỏ bánh. Tất nhiên giã và trộn phải có nghề, phải có tay đẹp, động tác phải vừa nhịp nhàng vừa nhanh nhẹn, sai một ly cũng hỏng cả mẻ bánh.Hình ảnh những người phụ nữ đạp xe bán bánh khúc mưu sinh trên đường phố Hà Nội đã trở nên thân thuộc với những người dân, nếu đêm đến thiếu thiếu tiếng rao "ai xôi lạc, bánh khúc đây!" thì chắc sẽ thiếu một điểm đặc trưng của Hà Nội.Cũng giống như chị Oanh, những người phụ nữ khác cũng đang ngày đêm kiếm tiền mưu sinh vì cuộc sống khó khăn của gia đình. Hầu hết họ phải thức trọn đêm để để tự tay làm bánh, sau đó hy vọng mẻ bánh đó sẽ được bán hết. Hà Nội có những điều thật bình dị, nó đi sâu vào tâm trí nhiều người. Chỉ là một tiếng rao đêm "ai bánh khúc đây!", cũng trở thành kỷ niệm với nhiều người.
Một buổi tối đầu thu Hà Nội, vẫn như bao ngày khác những người phụ nữ bán bánh khúc vẫn rong ruổi trên chiếc xe cà tàng, đạp xe đi rao bánh khúc quanh phố phường Hà Nội. Có lẽ tiếng rao " ai bánh khúc đây" đã trở thành tiếng rao đêm quen thuộc với biết bao người từng sinh sống ở Hà Nội. Bánh khúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường có nhiều ở miền Bắc. Người ta sử dụng lá cây rau khúc, mà phải là loại khúc nếp để lá thơm ngon hơn trộn với bột gạo nếp, dùng đậu xanh và mỡ lợn làm nhân. Bánh khúc được hấp chín cùng với gạo nếp, khi lấy ra sẽ có cả một lớp xôi nếp dẻo thơm bao bọc bên ngoài.
Chị Nguyễn Thị Oanh (40 tuổi) quê ở Thôn Triều Khúc, Ứng Hòa, Hà Nội cho biết: "Gia đình tôi đi bán bánh khúc được hơn mười năm nay, biết là khó khăn, phải thức khuya dậy sớm nhưng vì con cái ở quê vẫn đang đi học nên phải cố gắng".
Mỗi chiếc bánh khúc chị Oanh bán là 10.000 đồng. Một tháng tiền học phí của 3 đứa con, cộng tiền chăm sóc bố, mẹ già khiến chị Oanh phải gắng gượng để mưu sinh kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.
Ngày trước, người ta thường đội thúng đi bán, rồi rao miệng. Sau này, khá khẩm hơn thì có chiếc xe đạp gắn theo cái loa, vừa đi vừa rao "Bánh khúc đây, xôi lạc bánh khúc đây!". Tiếng loa rè rè, âm thanh vang vọng vào không gian, lúc xa lúc gần văng vẳng, bởi vậy mà có rất nhiều người nghe nhầm thành "Tôi là bánh khúc đây!".
Chị Oanh nói tiếp: "Sau khi công đoạn làm bánh xong, đến khoảng 2-3 giờ chiều tôi phải đạp xe quanh phố phường Hà Nội để bán bánh khúc, chủ yếu là khu Cầu Diễn và Mai Dịch, tôi đạp xe bán đến khi nào hết hàng thì về, có hôm khi về đến nhà đã 3-4 giờ sáng, đi làm về mệt mỏi những vẫn phải cố gắng". "Ai xôi lạc, bánh khúc đây!" đã trở nên quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người. Cứ tối đến, tiếng rao lại vang vọng khắp các con phố, len vào từng con ngõ nhỏ.
Các công đoạn để làm bánh khúc phải chuẩn bị kỹ lưỡng, lá khúc được giã nhuyễn rồi trộn với bột gạo để làm vỏ bánh. Tất nhiên giã và trộn phải có nghề, phải có tay đẹp, động tác phải vừa nhịp nhàng vừa nhanh nhẹn, sai một ly cũng hỏng cả mẻ bánh.
Hình ảnh những người phụ nữ đạp xe bán bánh khúc mưu sinh trên đường phố Hà Nội đã trở nên thân thuộc với những người dân, nếu đêm đến thiếu thiếu tiếng rao "ai xôi lạc, bánh khúc đây!" thì chắc sẽ thiếu một điểm đặc trưng của Hà Nội.
Cũng giống như chị Oanh, những người phụ nữ khác cũng đang ngày đêm kiếm tiền mưu sinh vì cuộc sống khó khăn của gia đình. Hầu hết họ phải thức trọn đêm để để tự tay làm bánh, sau đó hy vọng mẻ bánh đó sẽ được bán hết. Hà Nội có những điều thật bình dị, nó đi sâu vào tâm trí nhiều người. Chỉ là một tiếng rao đêm "ai bánh khúc đây!", cũng trở thành kỷ niệm với nhiều người.