Chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) với khoảng 1.100 gian hàng đang được kỳ vọng kinh doanh khởi sắc trở lại khi lượng khách quốc tế đến tham quan đông đúc hơn so với thời điểm này năm ngoái.Trong số các chợ tại TP.HCM, chợ Bến Thành thu hút đông du khách quốc tế nhất bởi nơi đây kinh doanh đa dạng sản phẩm như quần áo, đồ trang sức, hàng gia công mỹ nghệ, đặc sản, quà lưu niệm..."Tôi bán nước giải khát, đồ tạp hóa gia dụng và hàng lưu niệm đã nhiều năm. Số khách đến chợ dần đông đúc hơn trước nhưng sản phẩm tiêu thụ lại khá ít. Có khi doanh thu mỗi ngày chỉ vài trăm nghìn đồng, vừa đủ để trang trải chi phí duy trì sạp hàng", chị Liễu nói."Nhiều tháng qua, du khách đến đây chủ yếu từ khu vực Đông Nam Á, trong đó nhiều nhất là Malaysia, Indonesia. Tỷ lệ người Nhật hay Hàn Quốc tới chợ không còn nhiều như mấy năm qua. Doanh thu của chúng tôi vì thế cũng chưa mấy khả quan", anh Duy Phương (kinh doanh đồ trang sức) chia sẻ.“Chợ Bến Thành là địa điểm tham quan thú vị của TP.HCM, chúng tôi thích nhiều món ẩm thực tại đây”, Jena (du khách Canada) chia sẻ.Để tạo thêm sức hút, Ban quản lý chợ Bến Thành yêu cầu tiểu thương chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh mức giá hợp lý. Việc bài trí các gian hàng bắt mắt, gọn gàng, văn minh cũng là một điểm cộng.Ngoài các khu vực đông đúc, trong chợ vẫn có nhiều gian hàng trong cảnh không khách nào bước chân tới. Nhiều tiểu thương lo lắng vì tình trạng ế ẩm kéo dài.Hiện chỉ khu ẩm thực trong chợ kinh doanh đắt hàng do có nhiều đồ ăn hấp dẫn, lạ miệng.Hai du khách nước ngoài tham quan một vòng không mua được gì, đã dừng chân thưởng thức nước dừa tươi. Thời điểm chợ đông đúc cũng là lúc các hàng phục vụ nước giải khát, thức ăn nhanh hoạt động hết công suất. Điều này đối lập với tình trạng "xem nhiều, nhác mua" tại các gian bách hóa tổng hợp, quà lưu niệm.Nhóm tiểu thương ngồi nói chuyện trong lúc vắng khách. "Chúng tôi luôn cập nhật hàng hóa mới, có tâm thế chờ đón để phục vụ mọi nhu cầu của khách. Anh, chị, em đều có ý thức xây dựng văn hóa bán hàng thân thiện, văn minh, nỗ lực tạo niềm tin cho khách", anh Xuân nói.Ban quản lý và tiểu thương đang thực hiện sơn sửa, làm lại bảng hiệu, chỉnh trang giang hàng. Việc này dự kiến kéo dài đến năm 2025, từng bước làm thay đổi diện mạo ngôi chợ nổi tiếng.
Chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) với khoảng 1.100 gian hàng đang được kỳ vọng kinh doanh khởi sắc trở lại khi lượng khách quốc tế đến tham quan đông đúc hơn so với thời điểm này năm ngoái.
Trong số các chợ tại TP.HCM, chợ Bến Thành thu hút đông du khách quốc tế nhất bởi nơi đây kinh doanh đa dạng sản phẩm như quần áo, đồ trang sức, hàng gia công mỹ nghệ, đặc sản, quà lưu niệm...
"Tôi bán nước giải khát, đồ tạp hóa gia dụng và hàng lưu niệm đã nhiều năm. Số khách đến chợ dần đông đúc hơn trước nhưng sản phẩm tiêu thụ lại khá ít. Có khi doanh thu mỗi ngày chỉ vài trăm nghìn đồng, vừa đủ để trang trải chi phí duy trì sạp hàng", chị Liễu nói.
"Nhiều tháng qua, du khách đến đây chủ yếu từ khu vực Đông Nam Á, trong đó nhiều nhất là Malaysia, Indonesia. Tỷ lệ người Nhật hay Hàn Quốc tới chợ không còn nhiều như mấy năm qua. Doanh thu của chúng tôi vì thế cũng chưa mấy khả quan", anh Duy Phương (kinh doanh đồ trang sức) chia sẻ.
“Chợ Bến Thành là địa điểm tham quan thú vị của TP.HCM, chúng tôi thích nhiều món ẩm thực tại đây”, Jena (du khách Canada) chia sẻ.
Để tạo thêm sức hút, Ban quản lý chợ Bến Thành yêu cầu tiểu thương chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh mức giá hợp lý. Việc bài trí các gian hàng bắt mắt, gọn gàng, văn minh cũng là một điểm cộng.
Ngoài các khu vực đông đúc, trong chợ vẫn có nhiều gian hàng trong cảnh không khách nào bước chân tới. Nhiều tiểu thương lo lắng vì tình trạng ế ẩm kéo dài.
Hiện chỉ khu ẩm thực trong chợ kinh doanh đắt hàng do có nhiều đồ ăn hấp dẫn, lạ miệng.
Hai du khách nước ngoài tham quan một vòng không mua được gì, đã dừng chân thưởng thức nước dừa tươi. Thời điểm chợ đông đúc cũng là lúc các hàng phục vụ nước giải khát, thức ăn nhanh hoạt động hết công suất. Điều này đối lập với tình trạng "xem nhiều, nhác mua" tại các gian bách hóa tổng hợp, quà lưu niệm.
Nhóm tiểu thương ngồi nói chuyện trong lúc vắng khách. "Chúng tôi luôn cập nhật hàng hóa mới, có tâm thế chờ đón để phục vụ mọi nhu cầu của khách. Anh, chị, em đều có ý thức xây dựng văn hóa bán hàng thân thiện, văn minh, nỗ lực tạo niềm tin cho khách", anh Xuân nói.
Ban quản lý và tiểu thương đang thực hiện sơn sửa, làm lại bảng hiệu, chỉnh trang giang hàng. Việc này dự kiến kéo dài đến năm 2025, từng bước làm thay đổi diện mạo ngôi chợ nổi tiếng.