Bà Lê Hoàng Diệp Thảo xài hơn 3.000 tỷ sau ly hôn thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Sau ly hôn, bà Lê Hoàng Thảo Diệp có trong tay khối tài sản ước tính hơn 3.000 tỷ đồng. Nhiều người tò mò muốn biết bà sẽ sử dụng số tiền này như thế nào? Liệu có phải “dốc” cho King Coffee nhằm đánh bại Trung Nguyên?

Bà Diệp Thảo hưởng gì sau ly hôn?
Sau khi ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bao gồm 362,5 tỷ đồng từ phân chia tài sản là Bất động sản; Tiền, vàng ngoại tệ và số tài sản là cổ phần tại Trung Nguyên trị giá 3.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tính khối tài sản này, bà Thảo có xấp xỉ 3.400 tỷ sau ly hôn.
Ngoài ra, bà Lê Hoàng Diệp Thảo còn có những bất động sản đứng tên bà là tài sản riêng, không phân chia tại tòa. Bà còn là Theo bà Tổng giám đốc TNI Corporation, nhà sáng lập thương hiệu King Coffee với kế hoạch 1.000 của hàng được mở tại Mỹ và các quốc gia khác.
Với số tài sản này, bà Thảo sẽ lọt vào top 20 người giàu nhất Việt Nam và đứng vị trí 16 sau bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, người sở hữu gần 43% vốn doanh nghiệp này.
Còn nếu chỉ so trong nhóm các nữ doanh nhân, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có mặt trong top 10 người giàu nhất, ở vị trí thứ 6. Số tài sản của bà gấp đôi số tài sản trên sàn của công chúa mía đường Đặng Huỳnh Ức My, con gái ông Đặng Văn Thành.
Ba Le Hoang Diep Thao xai hon 3.000 ty sau ly hon the nao?
 Bà Diệp Thảo sẽ sử dụng số tiền hơn 3.000 tỷ sau ly hôn như thế nào. Ảnh minh họa: Tin Tức online.
Dốc tiền cho King Coffee để cạnh tranh Trung Nguyên?
Với phán quyết của tòa, bà Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ buộc phải hoàn toàn rút khỏi Trung Nguyên và mất quyền can thiệp tại Tập đoàn này. Toàn bộ cổ phần tại Trung Nguyên của bà Thảo (36%) sẽ giao lại cho ông Vũ và đổi lại, bà được nhận tiền.
Với bà Thảo, bà đã từng bật khóc trước tòa sau khi phán quyết được công bố. Bà cho rằng bản án này “quá bất công với mẹ con tôi”. Ai cũng biết ý định của bà Thảo khi theo đến cùng phiên tòa này đó là đòi quyền tự quyết ở Trung Nguyên. Bởi như đã có lần tâm sự với báo chí, bà Thảo coi Trung Nguyên là nhà và việc bà trở về nhà của mình là việc dĩ nhiên.
Tuy bị coi là “trắng tay” trong cuộc giành lại Trung Nguyên, song trên thực tế, bà Thảo không dễ bị gạt khỏi thị trường cà phê Việt. Bởi từ năm 2016, Công ty TNI Corporation do bà làm Tổng Giám đốc đã cho ra đời thương hiệu King Coffee. Với kế hoạch 1.000 của hàng được mở tại Mỹ và các quốc gia khác, bà Thảo cho thấy tham vọng của mình trong cuộc chiến chiếm thị phần cà phê Việt – nơi mà chồng bà với thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã đứng vững từ bao năm nay. Cũng chính vì điều này mà nhiều người dự đoán rằng, nếu “không còn gì để mất” trong cuộc chiến quyền lực tại Trung Nguyên, bà Thảo rất có thể sẽ sử dụng hơn 3.000 tỷ đồng nhận được sau cuộc ly hôn để phát triển King Coffee nhằm khẳng định vị thế của mình. Mặc dù trước đó, đã có lần bà Thảo nói rằng: “Đứa con cả của tôi là Trung Nguyên. Tôi không hề có ý định để King Coffee cạnh tranh với Trung Nguyên. King Coffee là nơi tôi hiện thực hóa ước mơ gây dựng nên một thương hiệu cà phê 'Made in Vietnam'. Tôi muốn cả Trung Nguyên lẫn King Coffee đều cùng thành công".
Tiền thân của TNI Corporation là Trung Nguyên International có trụ sở tại Singapore được Bà Lê Hoàng Diệp Thảo thành lập từ năm 2008. Cuối năm 2016, TNI Corporation đã ra mắt thành công thương hiệu cà phê cao cấp mang tên King Coffee tại Mỹ và nhanh chóng xuất khẩu sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Úc, Ấn Độ… trước khi về lại Việt Nam vào tháng 8/2017.
Tuy nhiên, không ít người bất ngờ khi King Coffee dù là một thương hiệu độc lập nhưng lại có khá nhiều điểm tương đồng và gợi nhớ đến chuỗi Trung Nguyên cũ - một Trung Nguyên trước khi bị ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm mới như bây giờ - như bộ nhận diện, ly cà phê và thông điệp truyền tải.
Theo menu King Coffee, cà phê Arabica và Robusta… có nguồn gốc từ Buôn Mê Thuột. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, thương hiệu Trung Nguyên cũng xuất xứ từ Buôn Mê Thuột.
Trong chuỗi King Coffee, bà Thảo nhấn mạnh “tinh hoa cà phê”, “thưởng thức cà phê đúng chất”. Bà Thảo cũng có nhắc đến “khơi nguồn cảm hứng”, “nơi kết nối tinh hoa, sáng tạo và đam mê” mà khách hàng vẫn hay nghe từ Trung Nguyên.
Đặc điểm nhận dạng bên ngoài của cửa hàng King Coffee là hai màu đen và đỏ. Đây cũng là màu sắc chủ đạo của các cửa hàng Trung Nguyên khoảng 2 -3 năm trước đây. Màu sắc, cách thiết kế, thậm chí kiểu chữ King Coffee của bà Thảo cũng khá giống với những cửa hàng Trung Nguyên. Ngay cả việc bài trí của King Coffee cũng được nhiều tờ báo khẳng định có nhiều nét tương đồng với thương hiệu Trung Nguyên trước kia.
Những điều này khiến không ít người đặt câu hỏi: Việc King Coffee "dựa hơi" thương hiệu Trung Nguyên và có thể gây hiểu nhầm cho khách hàng liệu có phạm luật?.
Trong phiên tòa ngày 27/3, tòa cũng có nhận định: “Tòa nhận thấy bà Thảo có tham gia tuyên truyền cổ vũ cho King Coffe, cạnh tranh với G7 của Trung Nguyên. Nên việc ông Vũ cho rằng bà Thảo vi phạm luật cạnh tranh là có căn cứ…”.
Dù vậy, không thể phủ nhận rằng King Coffee sẽ là tâm huyết, là chiến lược duy nhất của bà Diệp Thảo trong thời gian tới. Do đó, trong trường hợp bà không kháng cáo quyết định của tòa và không nuôi ý định tiếp tục “chiến tranh” với chồng cũ để trở về Trung Nguyên thì bà Thảo chắc chắn sẽ dồn sức cho đứa con tinh thần thứ 2 của mình. Tạm gác lại Trung Nguyên, bà Thảo sẽ phát huy hết khả năng và quyền lực của mình tại TNI Corporation để King Coffee sẽ có chỗ đứng trên thương trường. Có lẽ chỉ có như thế, bà Thảo mới buông bỏ được Trung Nguyên.
Lê Thịnh

>> xem thêm

Bình luận(0)