8 "điểm đen" bạn phải loại bỏ ngay lập tức nếu muốn trở nên giàu có

Google News

Có những người bình thường trở nên giàu có trong chớp mắt nhưng cũng có những người làm việc cả đời mà không giàu. Điểm mấu chốt không phải chỉ số thông minh IQ mà chính ở 8 "điểm đen" tư duy.

Có những người giàu rất nhanh nhưng cũng có những người làm mãi không giàu. Có những người bình thường trở nên giàu có trong chớp mắt nhưng cũng có những người làm việc cả đời mà không giàu.
Điểm mấu chốt không phải chỉ số thông minh IQ mà chính ở 8 lý do sau:
1. Lòng tự trọng thấp
8
Đừng giữ cái tôi quá cao nhưng cũng đừng có lòng tự trọng thấp. 
Nếu cái tôi quá cao thì không thể làm việc với ai được. Nhưng nếu không có lòng tự trọng hoặc lòng tự trọng thấp thì những người này thường có xu hướng đánh giá thấp bản thân và khả năng của mình. Thường không hài lòng về cuộc sống hiện tại nhưng họ lại không hành động để đạt được mục tiêu.
2. Không nỗ lực nhưng "cái gì cũng muốn"
Những người có tâm lý nghèo luôn muốn mọi thứ cùng một lúc trong khi không nỗ lực. Họ mơ ước một công việc được trả lương cao và dễ dàng. Nhưng họ lại không muốn bắt đầu công việc là một trợ lý với mức lương thấp.
3. Tâm lý nạn nhân
Một điểm chung dễ nhận thấy ở hầu hết những người nghèo là họ thường có tâm lý mình là nạn nhân của mọi chuyện. Họ thường nghĩ rằng mọi người đều nợ họ. Họ đùn đẩy trách nhiệm và nghĩ rằng không có ý nghĩa trong việc tiến lên phía trước vì đó không phải là việc của họ.
4. Lười hoạt động
8
Người giàu sẽ nghĩ cách giải quyết vấn đề trong khi người nghèo chỉ thấy khó khăn và không hành động. 
Tâm lý học về việc nghèo khiến người ta phải sống một cách thụ động và đối xử với thế giới một cách thụ động. Những người như vậy thường tránh những hoạt động tích cực và họ luôn nghĩ rằng mình không thể thực hiện được. Họ nghĩ rằng cách tốt nhất là sống theo tự nhiên thay hơn là dậy sớm và chăm chỉ làm việc.
5. Ganh tị
Không chịu hành động, không chịu trách nhiệm với cuộc sống nhưng người nghèo lại hay ganh tị. Họ có thể dễ dàng ganh tị từ những chuyện nhỏ nhặt như bộ quần áo ới, căn nhà khang trang hơn, người yêu giàu có hơn, v.v...
6. Các công việc có thu nhập thấp
Những người có tâm lý nghèo có thể làm việc cả cuộc đời với mức lương thấp. Họ hay phàn nàn nhiều điều về ông chủ và các đồng nghiệp. Mỗi thứ Hai, họ đếm từng ngày cho đến thứ Sáu và luôn về nhà trong tình trạng kiệt sức. Nhưng họ sẽ không từ bỏ công việc của mình vì họ nghĩ nó ổn định. Bởi họ không bao giờ biết được điều gì xảy ra nếu họ tìm một công việc khác.
7. Sợ thay đổi 
Nỗi sợ thay đổi là điểm nổi bật nhất của những người có tâm lý nghèo. Bởi họ ngại rằng cuộc sống của họ sẽ gặp rủi ro và không có sự ổn định.
Những người như vậy thường ngại kinh doanh vì họ luôn ngại sợ thất bại. Ngoài ra họ cũng không di chuyển nơi ở bởi họ nghĩ họ không có bạn bè ở đó. Hoặc họ sẽ không thay đổi công việc bởi vì điều này quá khó khăn đòi hỏi họ phải nỗ lực hơn và có thể sẽ mất việc.
8. Tiết kiệm quá mức
Người nghèo thường có xu hướng dành quá nhiều thời gian cho việc nỗ lực và tiết kiệm tiền. Họ không nhận ra rằng cũng cùng thời gian nỗ lực đó họ có thể đầu tư vào việc học gì đó mới hoặc tìm một cơ hội nghề nghiệp.
Ví dụ như việc lựa chọn thực phẩm, hãy lướt qua các cửa hàng để tìm ra món rau tốt nhất thay vì bạn phải đi trồng chúng tốn rất nhiều thời gian để chăm sóc, rất đơn giản. Thời gian dư ra bạn có thể tìm cách kiếm tiền, về lâu dài bạn sẽ cảm thấy sự lựa chọn này là đúng đắn.
Theo Sơn Ca/Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)