7 mẹo lập ngân sách dễ thực hiện và mang lại hiệu quả

Google News

Nếu bạn đang muốn chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn, có nền tảng tài chính vững chắc hơn, thì đây là một số mẹo lập ngân sách có thể áp dụng.

Đã đến lúc suy ngẫm và đồng thời đặt mục tiêu và dự định cho năm 2023. Ngay cả khi bạn không phải là người thích lập kế hoạch lớn và kiên trì thực hiện chúng, thì điều đó cũng không liên quan tới việc bạn kiểm ngồi lại để tự nhìn nhận về vấn đề tài chính của mình; đồng thời đưa ra những hướng đi mới - chỉ cần bạn muốn thay đổi số dư trong tài khoản.

1. Làm thêm 1 công việc khác, nhưng đừng quá sức

Chọn một công việc phụ là một mẹo tài chính phổ biến, nhưng bạn sẽ rất dễ bị kiệt sức nếu ôm đồm quá mức.

Courtney Campbell đã có thể tiết kiệm được 10.000 đô la bằng cách thực hiện một số thay đổi trong chi tiêu của cô ấy và kiếm thêm công việc với tư cách là một nhà văn tự do. Thay vì dồn ép và tạo áp lực lên bản thân trong việc kiếm tiền, cô học cách nói không khi cơ hội không phù hợp hoặc không đúng thời điểm để duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống. Nếu bạn đang cân nhắc biến một sở thích thành cơ hội kiếm tiền, hãy nhớ tiết kiệm thời gian rảnh rỗi cho bản thân và sử dụng triệt để để tinh thần luôn được thoải mái.

2. Trả tiền cho mình trước

Một điều mà các chuyên gia nói rằng bạn nên luôn làm với khoản tiết kiệm của mình là tự thanh toán cho mình trước. Ngoài ra bạn cũng nên thiết lập rút tiền tự động để tránh khỏi các khoản phí phạt phát sinh không đáng có.

3. Kiểm tra biến động số dư thẻ tín dụng của mình thường xuyên

Nếu bạn muốn cải thiện điểm tín dụng và không còn bị phụ thuộc vào thẻ tín dụng, hãy thực hiện điều này.

Các chuyên gia khuyên bạn nên làm điều này như một phần của thói quen trong việc kiểm tra sức khỏe tài chính của mình để biết chính xác điều gì đang xảy ra với thẻ tín dụng và bắt tay vào thực hiện ngay các biện pháp để giải quyết dư nợ, tránh gia tăng vượt khả năng chi trả của bản thân.

7 meo lap ngan sach de thuc hien va mang lai hieu qua

4. Hãy thử thực hiện giải pháp TEN-TEN-TEN khi mua sắm

Có thể khó xác định các yếu tố khiến bạn rơi vào "bẫy mua sắm" hoặc phải nói không với chúng, nhưng cách này là thứ có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.

Theo đó, “MƯỜI” đầu tiên là hãy đợi 10 phút để mua thứ gì đó. Bạn chỉ cần đặt nó xuống hoặc đóng cửa sổ trình duyệt và bỏ đi. Khoảng 10 phút sau hãy quay lại và làm tiếp việc này.

Chuyển sang “MƯỜI” tiếp theo: Bạn sẽ cảm thấy thế nào về giao dịch mua này sau 10 tuần nữa? Bạn sẽ mặc nó hay sử dụng nó thường xuyên không?

Tiếp tới, hãy chuyển sang “MƯỜI” cuối cùng. 10 năm nữa, bạn sẽ sử dụng món đồ này hay nghĩ về nó một cách thích thú hay sẽ hối tiếc? Đ

Sau khi tự trả lời xong những câu hỏi này, bạn sẽ biết mình cần làm gì và điều đó có thể cho bạn có thêm thời gian để vượt qua bất kỳ cơn mua sắm bốc đồng nào.

5. Đừng đóng thẻ tín dụng đã trả hết dư nợ

Nghe có vẻ ngược lại với những gì bạn nên làm, nhưng việc giữ lại các thẻ này sẽ có lợi hơn cho bạn. Lịch sử tín dụng là một phần trong điểm tín dụng của bạn và việc giữ chiếc thẻ đó cho thấy việc sử dụng có trách nhiệm và lâu dài. Cân nhắc đặt một khoản thanh toán định kỳ nhỏ vào thẻ này ngay cả khi bạn không dùng tới, chẳng hạn như: các dịch vụ phát trực tuyến của bạn và thanh toán hết mỗi tháng.

6. Tham gia nhóm trao đổi mua sắm ở khu vực bạn ở

Các nhóm này là một cách tuyệt vời để bạn bán lại những thứ bạn không còn sử dụng, chẳng hạn như thiết bị nhà bếp, giày quá nhỏ hoặc đồ trẻ em...

Nếu bạn đang muốn chi tiêu ít hơn, việc này sẽ giúp bạn bám sát mục tiêu của mình trong khi vẫn tiếp cận được những thứ bạn cần với mức giá thấp. Đó cũng là một cách tuyệt vời để gặp gỡ những người hàng xóm của bạn!

7. Hãy nhớ rằng tận hưởng cuộc sống của bạn không có nghĩa là tiêu nhiều tiền

Việc tận hưởng tối đa cuộc sống không nhất thiết phải liên quan đến việc tiêu tiền.

Khi nhà văn Bahar Anooshahr rời bỏ công việc bác sĩ phẫu thuật răng miệng và hàm mặt để chuyển sang sự nghiệp viết lách, bà đã phải thực hiện một số thay đổi trong lối sống.

Nhưng cuối cùng Bahar Anooshahr nhận ra rằng, bạn vẫn có thể có rất nhiều niềm vui với ngân sách tiết kiệm, bao gồm cả việc tận dụng những ngày rảnh rỗi của viện bảo tàng, sử dụng thư viện và tham gia các lớp học cộng đồng để học hỏi điều gì đó, gặp gỡ mọi người và có những trải nghiệm mới mẻ.

Nói như vậy để thấy, không phải lúc nào tiêu tiền cũng đem lại cảm giác vui vẻ cho cuộc sống của bạn, ngay cả khi bạn có rất nhiều tiền đi chăng nữa.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

>> xem thêm

Bình luận(0)