Loài côn trùng lớn nhất thế giới-châu chấu khổng lồ thuộc đảo Little Barrier. Loài này sống ở đảo Little Barrier, New Zealand. Đây được coi là loài côn trùng lớn và nặng nhất thế giới. Khi trưởng thành nó nặng 71 gam và dài 8,5 cm. Hiện loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Loài côn trùng nhỏ nhất thế giới- Dicopomorpha echmepterygis. Đây là một thành viên tí hon trong gia đình ong, và là loại côn trùng nhỏ nhất mà chúng ta biết được cho đến nay. Chúng sống chủ yếu ở Costa Rica. Con đực trưởng thành chỉ dài khoảng 0,14mm. Nó ăn trứng của các loài côn trùng khác. Loài độc nhất thế giới- kiến gặt (Pogoonomyrmex Maricopa). Được coi là loài côn trùng độc nhất thế giới nhưng loài này lại không gây hại tới con người. Nọc độc của nó độc gấp 25 lần so với ong mật. Nó sống chủ yếu ở Mỹ. Loài côn trùng di cư xa nhất-chuồn chuồn Pantala flavescens. Nương vào gió mùa, loài này di chuyển từ Ấn Độ sang Nam Phi và ngược lại, dài khoảng từ 14.000 đến 18.000 km. Chúng thường bị biến thành mồi ngon cho các loài chim di trú. Loài bay nhanh nhất-Chuồn chuồn mạng khổng lồ phía Nam (Austrophlebia costalis). Loài này có tốc độ bay 56 km/h. Tuy nhiên, danh hiệu này được một số nhà khoa học cho rằng nên thuộc về loài bướm diều hâu, ruồi ngựa… Loài côn trùng đáng sợ nhất- châu chấu di cư. Đây là loài khiến con người sợ hãi nhất, bởi khả năng phá hoại mùa màng vào loại “siêu đỉnh” của nó. Loài côn trùng “kiên cường” nhất-gián Đức. Không chỉ sống sót được sau thảm họa hạt nhân, loài này còn có thể sống trong dạ dày, với rất nhiều loại enzyme dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Loài côn trùng hiếm nhất- côn trùng que đảo Lord Howe.Loài này sống ở hòn đảo Lord Howe, giữa Australia và New Zealand. Loài côn trùng này từng một lần bị nhầm là tuyệt chủng, nhưng sau đó lại xuất hiện. Tuy vậy, số lượng của nó cực kỳ ít, chỉ khoảng 24 con, tính đến thời điểm được phát hiện. Loài côn trùng “to mồm” nhất-ve Micronecta Scholtzi. Đây là loài côn trùng “ồn ào” nhất so với kích thước cơ thể nó (Chỉ dài 2 mm, nhưng nó có thể tạo ra một âm thanh tới 99,2 dexibite). Loài côn trùng có đàn lớn nhất-kiến Argentina. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các thành viên của loài này sống ở châu Mỹ, châu Âu, Nhật (chúng không bao giờ đánh nhau do ngửi được mùi cơ thể quen thuộc của thành viên trong gia đình). Nhiều thực nghiệm cho thấy nhưng đàn kiến khổng lồ này có thể thuộc vào cùng một đàn, trải rộng trên toàn thế giới.
Loài côn trùng lớn nhất thế giới-châu chấu khổng lồ thuộc đảo Little Barrier. Loài này sống ở đảo Little Barrier, New Zealand. Đây được coi là loài côn trùng lớn và nặng nhất thế giới. Khi trưởng thành nó nặng 71 gam và dài 8,5 cm. Hiện loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Loài côn trùng nhỏ nhất thế giới- Dicopomorpha echmepterygis. Đây là một thành viên tí hon trong gia đình ong, và là loại côn trùng nhỏ nhất mà chúng ta biết được cho đến nay. Chúng sống chủ yếu ở Costa Rica. Con đực trưởng thành chỉ dài khoảng 0,14mm. Nó ăn trứng của các loài côn trùng khác.
Loài độc nhất thế giới- kiến gặt (Pogoonomyrmex Maricopa). Được coi là loài côn trùng độc nhất thế giới nhưng loài này lại không gây hại tới con người. Nọc độc của nó độc gấp 25 lần so với ong mật. Nó sống chủ yếu ở Mỹ.
Loài côn trùng di cư xa nhất-chuồn chuồn Pantala flavescens. Nương vào gió mùa, loài này di chuyển từ Ấn Độ sang Nam Phi và ngược lại, dài khoảng từ 14.000 đến 18.000 km. Chúng thường bị biến thành mồi ngon cho các loài chim di trú.
Loài bay nhanh nhất-Chuồn chuồn mạng khổng lồ phía Nam (Austrophlebia costalis). Loài này có tốc độ bay 56 km/h. Tuy nhiên, danh hiệu này được một số nhà khoa học cho rằng nên thuộc về loài bướm diều hâu, ruồi ngựa…
Loài côn trùng đáng sợ nhất- châu chấu di cư. Đây là loài khiến con người sợ hãi nhất, bởi khả năng phá hoại mùa màng vào loại “siêu đỉnh” của nó.
Loài côn trùng “kiên cường” nhất-gián Đức. Không chỉ sống sót được sau thảm họa hạt nhân, loài này còn có thể sống trong dạ dày, với rất nhiều loại enzyme dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn.
Loài côn trùng hiếm nhất- côn trùng que đảo Lord Howe.Loài này sống ở hòn đảo Lord Howe, giữa Australia và New Zealand. Loài côn trùng này từng một lần bị nhầm là tuyệt chủng, nhưng sau đó lại xuất hiện. Tuy vậy, số lượng của nó cực kỳ ít, chỉ khoảng 24 con, tính đến thời điểm được phát hiện.
Loài côn trùng “to mồm” nhất-ve Micronecta Scholtzi. Đây là loài côn trùng “ồn ào” nhất so với kích thước cơ thể nó (Chỉ dài 2 mm, nhưng nó có thể tạo ra một âm thanh tới 99,2 dexibite).
Loài côn trùng có đàn lớn nhất-kiến Argentina. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các thành viên của loài này sống ở châu Mỹ, châu Âu, Nhật (chúng không bao giờ đánh nhau do ngửi được mùi cơ thể quen thuộc của thành viên trong gia đình). Nhiều thực nghiệm cho thấy nhưng đàn kiến khổng lồ này có thể thuộc vào cùng một đàn, trải rộng trên toàn thế giới.