Quả Pollia condensata được mệnh danh là loại quả sáng nhất thế giới nhờ cấu trúc thực thể siêu nhỏ.Loài cây này có chiều cao gần 50cm, mọc chủ yếu ở Ethiopia, Angola và Mozambique.Màu sắc ấn tượng từ quả Pollia condensata là do cấu trúc đặc biệt bên trong mỗi tế bào của cây, thay vì dựa trên sắc tố bình thường, gọi là màu cấu trúc.Thực chất, loại quả này không chứa sắc tố màu xanh dương như bề ngoài. Các tế bào trong quả Pollia condensata có thành phần làm từ sợi cellulose phản xạ ánh sáng.Những khoảng cách khác nhau giữa các sợi trong mỗi tế bào phản xạ những bước sóng khác nhau của ánh sáng, tạo nên màu sắc xanh biếc.Cụ thể, các thành tế bào trong vỏ của quả Pollia gồm những sợi rất nhỏ được sắp xếp như những que diêm nằm song song. Những sợi này hợp thành các lớp chồng lên nhau, lớp trên nằm nghiêng một góc nhỏ so với lớp dưới, tạo nên hình xoắn ốc.Bản thân các sợi không có sắc tố xanh. Màu sắc xuất hiện là nhờ cách sắp xếp của các sợi. Vì thế, chính cấu trúc, chứ không phải sắc tố, là điểm quyết định màu sắc nổi bật và độ óng ánh của loại quả này.Đa số tế bào sẽ cho ra màu giống như xanh dương. Nhưng nhìn từ những góc độ khác nhau, một số quả cho ra màu xanh lá, hồng hay vàng tùy theo độ dày của các lớp.Khi quan sát kỹ, các màu ấy không phải là màu trơn mà trông giống các điểm ảnh, như trên màn hình vi tính.Vì không có sắc tố, quả Pollia vẫn giữ nguyên màu sắc ngay cả sau khi rụng khỏi cây.Những quả thu được từ hơn một thế kỷ trước vẫn sáng bóng như quả tươi. Dù không có thịt vì chỉ là hạt, nhưng quả Pollia luôn rất hấp dẫn với các loài chim xung quanh.Màu của quả Pollia không sắc tố này có thể được ứng dụng trong nhiều sản phẩm từ màu nhuộm không phai đến các loại giấy chống giả mạo. Mời các bạn xem video: Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ.
Quả Pollia condensata được mệnh danh là loại quả sáng nhất thế giới nhờ cấu trúc thực thể siêu nhỏ.
Loài cây này có chiều cao gần 50cm, mọc chủ yếu ở Ethiopia, Angola và Mozambique.
Màu sắc ấn tượng từ quả Pollia condensata là do cấu trúc đặc biệt bên trong mỗi tế bào của cây, thay vì dựa trên sắc tố bình thường, gọi là màu cấu trúc.
Thực chất, loại quả này không chứa sắc tố màu xanh dương như bề ngoài. Các tế bào trong quả Pollia condensata có thành phần làm từ sợi cellulose phản xạ ánh sáng.
Những khoảng cách khác nhau giữa các sợi trong mỗi tế bào phản xạ những bước sóng khác nhau của ánh sáng, tạo nên màu sắc xanh biếc.
Cụ thể, các thành tế bào trong vỏ của quả Pollia gồm những sợi rất nhỏ được sắp xếp như những que diêm nằm song song. Những sợi này hợp thành các lớp chồng lên nhau, lớp trên nằm nghiêng một góc nhỏ so với lớp dưới, tạo nên hình xoắn ốc.
Bản thân các sợi không có sắc tố xanh. Màu sắc xuất hiện là nhờ cách sắp xếp của các sợi. Vì thế, chính cấu trúc, chứ không phải sắc tố, là điểm quyết định màu sắc nổi bật và độ óng ánh của loại quả này.
Đa số tế bào sẽ cho ra màu giống như xanh dương. Nhưng nhìn từ những góc độ khác nhau, một số quả cho ra màu xanh lá, hồng hay vàng tùy theo độ dày của các lớp.
Khi quan sát kỹ, các màu ấy không phải là màu trơn mà trông giống các điểm ảnh, như trên màn hình vi tính.
Vì không có sắc tố, quả Pollia vẫn giữ nguyên màu sắc ngay cả sau khi rụng khỏi cây.
Những quả thu được từ hơn một thế kỷ trước vẫn sáng bóng như quả tươi. Dù không có thịt vì chỉ là hạt, nhưng quả Pollia luôn rất hấp dẫn với các loài chim xung quanh.
Màu của quả Pollia không sắc tố này có thể được ứng dụng trong nhiều sản phẩm từ màu nhuộm không phai đến các loại giấy chống giả mạo.
Mời các bạn xem video: Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ.