Tại sao Việt Nam có hai Tết?

Google News

(Kiến Thức) -  Tết Dương lịch và Tết Âm lịch đều là những ngày quan trọng của người dân Việt Nam.

Tết Dương lịch (Tết tây) là ngày đầu tiên hàng năm theo Dương lịch, loại lịch phổ biến tại Việt Nam.


Tết Nguyên Đán (Tết ta, Tết Âm lịch) tổ chức vào ngày 1/1 theo Âm lịch trên đất nước Việt Nam, nhiều nước châu Á và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt, Trung Quốc, Hàn Quốc... sinh sống.


Sở dĩ người dân nước ta có thể “hưởng thụ” cả hai cái Tết là bởi nước ta sử dụng cả hai loại lịch. Việc sử dụng lịch Âm là do ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Việc sử dụng lịch Dương bắt nguồn từ thời Pháp thuộc, khi đó lịch Tây bắt đầu được sử dụng, các công sở được nghĩ lễ để tổ chức lễ hội đón năm mới.

 Dương lịch là lịch tính theo Mặt trời.

Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó "chỉ ra" vị trí của Trái đất trong chuyển động xung quanh Mặt trời (là lịch theo Mặt trời).

 Âm lịch là lịch tính theo Mặt trăng.

Âm lịch là loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng (là lịch theo Mặt trăng).

Người đầu tiên biết tính toán lịch khoa học là người La Mã cổ. Họ tính toán chu kỳ hoạt động của Mặt trăng và nhận thấy chu kì Mặt trăng xuất hiện là hơn 29 ngày và lấy đó làm một tháng trong năm. Lịch Âm ra đời từ đó nhưng bởi các con số tính toán không được tròn trịa nên phải bớt ngày của tháng này thêm cho tháng khác, lâu lâu thêm một tháng vào giữa để chu kì của lịch hài hoà với chu kì của khí hậu trời đất. Do đó có những năm có hai tháng cùng tên, gọi là tháng nhuận trong năm nhuận.

 Hoàng đế La Mã Julius Caesar.

Đến thời Hoàng đế La Mã Julius Caesar, ông cho rằng tính ngày tháng theo Mặt trời sẽ đúng hơn nên lập lại lịch, lấy 365 ngày Trái đất quay quanh Mặt trời làm mốc, phân chia ra 12 tháng. Cách tính này gọi là Dương lịch.


Tên năm Dương lịch thường được tính bằng số (năm 2012), ngược lại tên năm Âm lịch được tính bằng tên các con vật. Có 12 con vật thường dùng để đặt tên cho các năm, theo thứ tự là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (nghĩa là Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn).

TIN BÀI LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU
Lưu Thoa (tổng hợp)

Bình luận(0)