Gián là loài côn trùng gần người. Có nhiều loại gián. Ở Việt Nam thường có 3 loài gián gồm gián Mỹ, gián Đức và gián Úc, trong đó gián Đức là loài khá phổ biến. Gián Đức tên khoa học là Blattella germanica là loài gián ngoại lai có kích thước khoảng 1,3 - 1,6cm khi trưởng thành.Theo thông tin từ website côn trùng gây hại Pest Wiki, gián Đức thích nghi với môi trường ấm áp (21°C) và ẩm ướt. Khí hậu Việt Nam nóng ẩm vô tình trở thành môi trường phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ của gián.Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Purdue (Indiana) đã dành 6 tháng để diệt trừ gián Đức. Kết quả được công bố cho thấy gián Đức có thể tạo ra kháng thể chéo với nhiều sản phẩm diệt côn trùng sau khi tiếp xúc. Sức đề kháng của gián Đức tăng 4-6 lần chỉ trong một thế hệ.Các nhà khoa học cũng cho thấy, gián Đức có tốc độ sinh sản cực khủng khiếp. Một con gián cái Đức có thể sản sinh 50 trứng/3 tháng và sinh tối đa 6 lần/ năm. Điều này khiến các sản phẩm diệt côn trùng nhanh chóng trở nên vô nghĩa và kém hiệu quả hơn so với trước đây.Các nhà khoa học cũng chứng minh, một trong những nguyên nhân khiến gián Đức rất khó bị tiêu diệt vì chúng có thể sống sót mà không cần đầu.Ngoài ra, gián Đức cũng là loài bậc thầy về ẩn nấp. Cơ thể dài, mảnh khiến gián Đức có thể ẩn nấp gọn trong vết nứt nhỏ hơn so với bản thân. Chính vì thế chúng có mặt giữa vách và kệ tủ, hoặc dưới sàn tủ lạnh, lò nướng bánh…Loài gián này ăn và gặm nhấm tất cả mọi thứ từ thức ăn, xà phòng, da, sách, kem đánh răng cho đến bao bì nhựa. Thậm chí, khi hết thức ăn, loài gián này sẵn sàng quay ra ăn thịt đồng loại.Gián Đức không cắn đốt, cũng không có nọc độc. Tuy nhiên chúng là vật trung gian lây truyền khuẩn đường ruột salmonella và các bệnh khác, phân gián liên quan đến sự gia tăng bệnh chàm, gây kích ứng tạo ra cơn hen suyễn.Khi thấy gián xuất hiện trong nhà, hãy lập tức kiểm tra các kẽ hở như khe tủ bếp, gầm tủ lạnh, gầm lò vi sóng… Nếu phát hiện phân của gián Đức, hãy tìm trứng của chúng ở xung quanh khu vực đó.Việc loại trừ gián Đức có thể thực hiện bằng keo dính, bả diệt, tránh việc sử dụng hóa chất. Ngoài ra nên giữ nhà cửa sạch sẽ để triệt tiêu nguồn thức ăn của gián.Mời độc giả xem video:Cẩn trọng mua bán trên mạng. Nguồn: VTV24.
Gián là loài côn trùng gần người. Có nhiều loại gián. Ở Việt Nam thường có 3 loài gián gồm gián Mỹ, gián Đức và gián Úc, trong đó gián Đức là loài khá phổ biến.
Gián Đức tên khoa học là Blattella germanica là loài gián ngoại lai có kích thước khoảng 1,3 - 1,6cm khi trưởng thành.
Theo thông tin từ website côn trùng gây hại Pest Wiki, gián Đức thích nghi với môi trường ấm áp (21°C) và ẩm ướt. Khí hậu Việt Nam nóng ẩm vô tình trở thành môi trường phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ của gián.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Purdue (Indiana) đã dành 6 tháng để diệt trừ gián Đức. Kết quả được công bố cho thấy gián Đức có thể tạo ra kháng thể chéo với nhiều sản phẩm diệt côn trùng sau khi tiếp xúc. Sức đề kháng của gián Đức tăng 4-6 lần chỉ trong một thế hệ.
Các nhà khoa học cũng cho thấy, gián Đức có tốc độ sinh sản cực khủng khiếp. Một con gián cái Đức có thể sản sinh 50 trứng/3 tháng và sinh tối đa 6 lần/ năm. Điều này khiến các sản phẩm diệt côn trùng nhanh chóng trở nên vô nghĩa và kém hiệu quả hơn so với trước đây.
Các nhà khoa học cũng chứng minh, một trong những nguyên nhân khiến gián Đức rất khó bị tiêu diệt vì chúng có thể sống sót mà không cần đầu.
Ngoài ra, gián Đức cũng là loài bậc thầy về ẩn nấp. Cơ thể dài, mảnh khiến gián Đức có thể ẩn nấp gọn trong vết nứt nhỏ hơn so với bản thân. Chính vì thế chúng có mặt giữa vách và kệ tủ, hoặc dưới sàn tủ lạnh, lò nướng bánh…
Loài gián này ăn và gặm nhấm tất cả mọi thứ từ thức ăn, xà phòng, da, sách, kem đánh răng cho đến bao bì nhựa. Thậm chí, khi hết thức ăn, loài gián này sẵn sàng quay ra ăn thịt đồng loại.
Gián Đức không cắn đốt, cũng không có nọc độc. Tuy nhiên chúng là vật trung gian lây truyền khuẩn đường ruột salmonella và các bệnh khác, phân gián liên quan đến sự gia tăng bệnh chàm, gây kích ứng tạo ra cơn hen suyễn.
Khi thấy gián xuất hiện trong nhà, hãy lập tức kiểm tra các kẽ hở như khe tủ bếp, gầm tủ lạnh, gầm lò vi sóng… Nếu phát hiện phân của gián Đức, hãy tìm trứng của chúng ở xung quanh khu vực đó.
Việc loại trừ gián Đức có thể thực hiện bằng keo dính, bả diệt, tránh việc sử dụng hóa chất. Ngoài ra nên giữ nhà cửa sạch sẽ để triệt tiêu nguồn thức ăn của gián.