Cảnh tượng gây thót tim khi người thợ săn ong phải neo mình trên vách đá cao hàng chục mét để lấy mật ong.Việc lấy mật ong không chỉ là một ngành mưu sinh mà còn là một hoạt động văn hóa cổ xưa, ước tính vào khoảng năm 13.000 trước công nguyên. Riêng ở đất nước Nepal, lấy mật ong là một nghề nguy hiểm nhưng lại là một yếu tố không thể thiếu hình thành nên nền văn hóa của đất nước này từ hàng nghìn năm qua.Nepal là vùng đất sinh sống của loài ong mật lớn nhất thế giới có tên gọi là Apis laboriosa. Đặc điểm cư trú của loài ong này là chúng không làm tổ trên các loại cây mà lựa chọn các vách đá cao hàng chục mét để xây dựng tổ của mình.Để lấy được tổ ong này, họ phải kết hợp thành từng nhóm, sử dụng các loại thang dây tự chế làm nơi neo mình ở độ cao hàng chục mét đầy nguy hiểm. Theo người dân Nepal, các loài ong nói chung thường rất dị ứng với khói nên trước khi lấy tổ, họ thu gom cây rừng để đốt lửa, quạt khói xông cho ong bỏ tổ bay đi.Sau đó, người thợ lành nghề mới đu thang dây, sử dụng công cụ đặc biệt để cắt lấy các tổ ong này.Thành phẩm lao động được đưa xuống cho những người bên dưới.Để lấy được những tảng sáp đầy mật như vậy, họ phải đối diện với sự nguy hiểm nhiều khi đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.Sau một ngày đi lấy mật, từng tốp thợ gùi những mảng sáp ong đầy mật về điểm tập kết.Để lấy được những phần mật như vậy, họ mất từ hai đến 3 giờ đồng hồ. Tuy là một nghề chính trong cuộc sống nhưng mỗi năm chỉ có hai mùa lấy mật ong.Thành quả sau một ngày lao động đầy nguy hiểm trên các vách núi của dãy Himalaya.
Cảnh tượng gây thót tim khi người thợ săn ong phải neo mình trên vách đá cao hàng chục mét để lấy mật ong.
Việc lấy mật ong không chỉ là một ngành mưu sinh mà còn là một hoạt động văn hóa cổ xưa, ước tính vào khoảng năm 13.000 trước công nguyên. Riêng ở đất nước Nepal, lấy mật ong là một nghề nguy hiểm nhưng lại là một yếu tố không thể thiếu hình thành nên nền văn hóa của đất nước này từ hàng nghìn năm qua.
Nepal là vùng đất sinh sống của loài ong mật lớn nhất thế giới có tên gọi là Apis laboriosa. Đặc điểm cư trú của loài ong này là chúng không làm tổ trên các loại cây mà lựa chọn các vách đá cao hàng chục mét để xây dựng tổ của mình.
Để lấy được tổ ong này, họ phải kết hợp thành từng nhóm, sử dụng các loại thang dây tự chế làm nơi neo mình ở độ cao hàng chục mét đầy nguy hiểm. Theo người dân Nepal, các loài ong nói chung thường rất dị ứng với khói nên trước khi lấy tổ, họ thu gom cây rừng để đốt lửa, quạt khói xông cho ong bỏ tổ bay đi.
Sau đó, người thợ lành nghề mới đu thang dây, sử dụng công cụ đặc biệt để cắt lấy các tổ ong này.
Thành phẩm lao động được đưa xuống cho những người bên dưới.
Để lấy được những tảng sáp đầy mật như vậy, họ phải đối diện với sự nguy hiểm nhiều khi đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.
Sau một ngày đi lấy mật, từng tốp thợ gùi những mảng sáp ong đầy mật về điểm tập kết.
Để lấy được những phần mật như vậy, họ mất từ hai đến 3 giờ đồng hồ. Tuy là một nghề chính trong cuộc sống nhưng mỗi năm chỉ có hai mùa lấy mật ong.
Thành quả sau một ngày lao động đầy nguy hiểm trên các vách núi của dãy Himalaya.