10 công trình khoa học được vinh danh trong lễ trao giải "Nobel vui nhộn" - Ig Nobel lần thứ 24 vừa diễn ra mới đây tại Nhà hát Sanders của trườngĐại học Havard (Mỹ) mang đến những tràng cười vui vẻ cho tất cả mọi người. Trong đó phải kể đến phát minh mang tên “Nút mũi bằng thịt lợn muối để điều trị chảy máu mũi không cầm ở bệnh nhân bị bệnh máu khó đông Glanzmann”. Miếng thịt lợn muối có vai trò như một miếng gạc bít chặt lấy lỗ mũi và ngăn không cho máu chảy một cách kịp thời, hiệu quả và không gây di chứng. Theo các tác giả, đây là báo cáo đầu tiên mô tả việc nút mũi bằng… thịt lợn muối để điều trị chảy máu cam nguy hiểm tính mạng ở bệnh nhân bị bệnh Glanzmann. Giải Vật lý Ig Nobel 2014 được trao cho các nhà khoa học Nhật Bản vớio nghiên cứu đo lượng ma sát giữa giày và vỏ chuối, và giữa vỏ chuối với sàn nhà, khi một người giẫm phải vỏ chuối trên sàn nhà. Kết quả nghiên cứu cho thấy ma sát giữa giày và vỏ chuối chỉ bằng 20% so với ma sát giữa giày với sàn thông thường. Như vậy, sàn “vỏ chuối” cũng tương tự như bề mặt tuyết với hệ số ma sát rất nhỏ. Trong tương lai, nghiên cứu này có thể mở ra một công nghệ sản xuất vật liệu bề mặt mới. Giải thần kinh học thuộc về nghiên cứu mang tên “Nhìn thấy Chúa trên bánh mì nướng: Tương quan giữa thần kinh và hành vi trong chứng ảo giác dị giải khuôn mặt”. Nghiên cứu đã chứng minh: con người có xu hướng nhìn theo kỳ vọng, nghĩa là ta sẽ nhìn thấy những gì ta muốn thấy. Khi nhìn thấy một hình thù không rõ ràng, não bộ kích thích hoạt động của một vùng thần kinh đặc biệt, cho phép ta tưởng tượng ra điều mà ta muốn nhìn thấy. Giải Ig Nobel 2014 trao cho ngành tâm lý học với nghiên cứu “những người có thói quen thức khuya và dậy muộn thường tự kiêu hơn, hấp dẫn hơn và dễ bị bệnh tâm thần hơn những người có thói quen đi ngủ sớm”. Giải Y tế công cộng dành cho nghiên cứu về tác hại của việc nuôi mèo. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra việc bị một con mèo cắn có thể gây nên tình trạng trầm cảm ở con người. Ngoài ra, lông mèo có chứa một kí sinh trùng đáng sợ có tên Toxoplasma gondii. Nếu bị nhiễm kí sinh trùng này, chúng sẽ xâm nhập não và gây nên biến đổi trong trung ương thần kinh của vật chủ, dẫn tới rối loạn tâm thần và các bệnh lý khác. “Chó “giải quyết nỗi buồn” theo từ trường Trái đất” đã ngoạn mục giành giải Ig Nobel sinh học. Nghiên cứu tiến hành thử nghiệm trên 37 giống chó khác nhau. Kết quả là 100% đều có thói quen như vậy. Những con chó rất nhạy cảm với những biến đổi nhỏ của từ trường trái đất. “Tranh vẽ ảnh hưởng đến ngưỡng đau của con người” là nghiên cứu giành chiến thắng ở giải nghệ thuật. Các chuyên gia đã tiến hành đo mức độ đau của các tình nguyện viên khi chiếu laser vào bàn tay họ trong lúc ngắm các bức tranh khác nhau. Kết quả cho thấy các tình nguyện viên cảm thấy đau hơn khi nhìn những tác phẩm xấu xí so với các tác phẩm đẹp đẽ. Giải kinh tế được trao cho “ý tưởng phát triển nền kinh tế từ việc thu hồi vốn kinh doanh”. Theo đó, ý tưởng thực hiện bằng cách thu hồi vốn kinh doanh từ dịch vụ mại dâm, buôn bán ma túy, buôn lậu hay các giao dịch tài chính bất hợp pháp khác. Giải Bắc cực học thuộc về nghiên cứu mang tên “Hành vi phản ứng của nai tuyết Svalbard với người và với người cải trang giống gấu Bắc cực ở Edgeøya”. Sau khi cải trang thành gấu Bắc Cực, các chuyên gia đã nhận thấy ngay cả gấu Bắc Cực cũng ăn thịt cả đồng loại của mình. Ig Nobel dinh dưỡng được trao cho nghiên cứu mang tên "Đặc điểm của vi khuẩn axit lactic trong phân của trẻ dưới một tuổi để dùng làm xúc xích”. Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật trong phân của trẻ sơ sinh 1- 6 tháng tuổi để chế tạo ra những thanh xúc xích. Hai vi sinh vật Lactobacillus gasseri và Enterococcus faecalis đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên men nhiều thực phẩm, đặc biệt là xúc xích, giúp tăng hương vị, màu sắc và độ an toàn cho xúc xích.
10 công trình khoa học được vinh danh trong lễ trao giải "Nobel vui nhộn" - Ig Nobel lần thứ 24 vừa diễn ra mới đây tại Nhà hát Sanders của trườngĐại học Havard (Mỹ) mang đến những tràng cười vui vẻ cho tất cả mọi người.
Trong đó phải kể đến phát minh mang tên “Nút mũi bằng thịt lợn muối để điều trị chảy máu mũi không cầm ở bệnh nhân bị bệnh máu khó đông Glanzmann”. Miếng thịt lợn muối có vai trò như một miếng gạc bít chặt lấy lỗ mũi và ngăn không cho máu chảy một cách kịp thời, hiệu quả và không gây di chứng. Theo các tác giả, đây là báo cáo đầu tiên mô tả việc nút mũi bằng… thịt lợn muối để điều trị chảy máu cam nguy hiểm tính mạng ở bệnh nhân bị bệnh Glanzmann.
Giải Vật lý Ig Nobel 2014 được trao cho các nhà khoa học Nhật Bản vớio nghiên cứu đo lượng ma sát giữa giày và vỏ chuối, và giữa vỏ chuối với sàn nhà, khi một người giẫm phải vỏ chuối trên sàn nhà. Kết quả nghiên cứu cho thấy ma sát giữa giày và vỏ chuối chỉ bằng 20% so với ma sát giữa giày với sàn thông thường. Như vậy, sàn “vỏ chuối” cũng tương tự như bề mặt tuyết với hệ số ma sát rất nhỏ. Trong tương lai, nghiên cứu này có thể mở ra một công nghệ sản xuất vật liệu bề mặt mới.
Giải thần kinh học thuộc về nghiên cứu mang tên “Nhìn thấy Chúa trên bánh mì nướng: Tương quan giữa thần kinh và hành vi trong chứng ảo giác dị giải khuôn mặt”. Nghiên cứu đã chứng minh: con người có xu hướng nhìn theo kỳ vọng, nghĩa là ta sẽ nhìn thấy những gì ta muốn thấy. Khi nhìn thấy một hình thù không rõ ràng, não bộ kích thích hoạt động của một vùng thần kinh đặc biệt, cho phép ta tưởng tượng ra điều mà ta muốn nhìn thấy.
Giải Ig Nobel 2014 trao cho ngành tâm lý học với nghiên cứu “những người có thói quen thức khuya và dậy muộn thường tự kiêu hơn, hấp dẫn hơn và dễ bị bệnh tâm thần hơn những người có thói quen đi ngủ sớm”.
Giải Y tế công cộng dành cho nghiên cứu về tác hại của việc nuôi mèo. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra việc bị một con mèo cắn có thể gây nên tình trạng trầm cảm ở con người. Ngoài ra, lông mèo có chứa một kí sinh trùng đáng sợ có tên Toxoplasma gondii. Nếu bị nhiễm kí sinh trùng này, chúng sẽ xâm nhập não và gây nên biến đổi trong trung ương thần kinh của vật chủ, dẫn tới rối loạn tâm thần và các bệnh lý khác.
“Chó “giải quyết nỗi buồn” theo từ trường Trái đất” đã ngoạn mục giành giải Ig Nobel sinh học. Nghiên cứu tiến hành thử nghiệm trên 37 giống chó khác nhau. Kết quả là 100% đều có thói quen như vậy. Những con chó rất nhạy cảm với những biến đổi nhỏ của từ trường trái đất.
“Tranh vẽ ảnh hưởng đến ngưỡng đau của con người” là nghiên cứu giành chiến thắng ở giải nghệ thuật. Các chuyên gia đã tiến hành đo mức độ đau của các tình nguyện viên khi chiếu laser vào bàn tay họ trong lúc ngắm các bức tranh khác nhau. Kết quả cho thấy các tình nguyện viên cảm thấy đau hơn khi nhìn những tác phẩm xấu xí so với các tác phẩm đẹp đẽ.
Giải kinh tế được trao cho “ý tưởng phát triển nền kinh tế từ việc thu hồi vốn kinh doanh”. Theo đó, ý tưởng thực hiện bằng cách thu hồi vốn kinh doanh từ dịch vụ mại dâm, buôn bán ma túy, buôn lậu hay các giao dịch tài chính bất hợp pháp khác.
Giải Bắc cực học thuộc về nghiên cứu mang tên “Hành vi phản ứng của nai tuyết Svalbard với người và với người cải trang giống gấu Bắc cực ở Edgeøya”. Sau khi cải trang thành gấu Bắc Cực, các chuyên gia đã nhận thấy ngay cả gấu Bắc Cực cũng ăn thịt cả đồng loại của mình.
Ig Nobel dinh dưỡng được trao cho nghiên cứu mang tên "Đặc điểm của vi khuẩn axit lactic trong phân của trẻ dưới một tuổi để dùng làm xúc xích”. Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật trong phân của trẻ sơ sinh 1- 6 tháng tuổi để chế tạo ra những thanh xúc xích. Hai vi sinh vật Lactobacillus gasseri và Enterococcus faecalis đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên men nhiều thực phẩm, đặc biệt là xúc xích, giúp tăng hương vị, màu sắc và độ an toàn cho xúc xích.